Bảo tàng gốm Bát Tràng: Vị trí, Lịch sử, Kiến trúc, Hướng dẫn tham quan chi tiết

Bảo tàng Gốm Bát Tràng – Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt tọa lạc tại thôn 5, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Bảo tàng gốm truyền thống được khởi công xây dựng từ năm 2018 và trải qua nhiều giai đoạn phát triển. 

Với kiến trúc độc đáo lấy cảm hứng từ bàn xoay gốm truyền thống, bảo tàng không chỉ là một công trình nghệ thuật mà còn lưu giữ và trưng bày các hiện vật gốm sứ có giá trị văn hóa, lịch sử cùng những tác phẩm gốm đương đạisản phẩm của các nghệ nhân nổi tiếng.

Bảo tàng gốm Bát Tràng - Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt
Vị trí, lịch sử hình thành, kiến trúc độc đáo của bảo tàng gốm Bát Tràng

Trong bài viết này, du khách sẽ được hướng dẫn tham quan chi tiết về giờ mở cửa, giá vé tham quan, các khu vực chính trong bảo tàng các hoạt động trải nghiệm thực tế du khách có thể tham gia

Thông tin cơ bản

Địa chỉ: Số 28, Đường Bát Tràng, thôn 5, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Cách trung tâm Hà Nội: Khoảng 20km

Diện tích: 3.300m²

Giờ mở cửa

  • Thứ 2 – Thứ 6: 08:00 – 17:30
  • Cuối tuần: 08:00 – 18:00

Giá vé

  • Tham quan tầng 1, 2, 4: 60.000 VNĐ/người
  • Tham quan tầng 3 và 5: 90.000 VNĐ/người
  • Trải nghiệm nặn gốm: 70.000 VNĐ/người lớn, 50.000 VNĐ/trẻ em
  • Combo trọn gói: 198.000 VNĐ/người

Lịch sử hình thành

Trước năm 2018

Ý tưởng xây dựng Bảo tàng gốm Bát Tràng được ấp ủ hơn 10 năm

Năm 2018

Chính thức khởi công xây dựng bảo tàng

Tháng 4/2022

Bảo tàng chính thức mở cửa đón khách tham quan

Năm 2022-2023

Công trình đoạt giải vàng Kiến trúc quốc gia

Bản đồ bảo tàng

Tầng G: Trải nghiệm làm gốm
Tầng 1: Khu vực đón tiếp và mua sắm
Tầng 2: Trưng bày “Nghề gốm Bát Tràng xưa và nay”
Tầng 3: Trung tâm nghệ thuật đương đại và Homestay
Tầng 4: Hội trường, Nhà hàng, và Cafe
Tầng 5: Hương Sa Art House (thưởng trà và ngắm cảnh)

Lưu ý khi tham quan

  • Không mang thức ăn, đồ uống vào bảo tàng
  • Giữ trật tự, không gây ồn ào
  • Thời điểm lý tưởng: Buổi sáng các ngày trong tuần
  • Phụ huynh cần giám sát trẻ em

 

Bảo tàng gốm Bát Tràng nằm ở đâu?

Bảo tàng gốm Bát Tràng (Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt) nằm tại số 28, Đường Bát Tràng, thôn 5, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 20km. 

Vị trí của bảo tàng gốm Bát Tràng
Bảo tàng gốm Bát Tràng tọa lạc tại số 28 Đường Bát Tràng, Gia Lâm – Hà Nội

Từ đây, du khách có thể nhìn ra dòng kênh Bắc Hưng nổi tiếng. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về nghệ thuật gốm truyền thống của làng gốm Bát Tràng.

Bản đồ Bảo Tàng Gốm Bát Tràng

Dưới đây là bản đồ chỉ đường tới Bảo Tàng Gốm Bát Tràng, nơi trưng bày các tác phẩm gốm sứ tuyệt đẹp. Bạn có thể sử dụng bản đồ này để tìm đường đến tham quan bảo tàng.

Bản đồ Google Maps của Bảo Tàng Gốm Bát Tràng

Lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng gốm Bát Tràng

Ý tưởng xây dựng Bảo tàng gốm Bát Tràng đã được các nghệ nhân và người dân Bát Tràng ấp ủ từ hơn 10 năm trước. Sau nhiều năm lên kế hoạch, công trình chính thức được khởi công vào năm 2018 và mở cửa hoạt động từ tháng 4/2022

Xây dựng bảo tàng gốm
Bảo tàng gốm được khởi công xây dựng vào năm 2018

Bảo tàng được thiết kế bởi kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, với kiến trúc độc đáo lấy cảm hứng từ những bàn xoay gốm.

Kiến trúc độc đáo lấy ý tưởng từ bàn xoay gốm được xây dựng

Ngay từ khi đi vào hoạt động, bảo tàng đã nhanh chóng trở thành một trung tâm văn hóa lớn, tổ chức nhiều sự kiện quan trọng. 

Vào ngày 24/5/2022, bảo tàng phối hợp cùng Câu lạc bộ Gốm nghệ thuậtHội Mỹ thuật Việt Nam khai mạc Trại Sáng Tác Gốm

Khai mạc trại Sáng Tác Gốm
Trại Sáng Tác Gốm được tổ chức tại Bảo tàng gốm Bát Tràng

Đặc biệt, ngày 15/07/2022, bảo tàng vinh dự đón đoàn văn phòng UNESCO tại Việt Nam đến thăm và làm việc, góp phần khẳng định giá trị văn hóa của bảo tàng.

Bảo tàng gốm Bát Tràng được đoàn văn phòng UNESCO đến tham quan và làm việc

Ngoài ra, công trình bảo tàng do nhóm tác giả Hoàng Thúc Hào, Nguyễn Duy Thành, và Đỗ Quang Minh thiết kế đã giành giải vàng Kiến trúc quốc gia 2022-2023.

Cho đến nay, Bảo tàng gốm Bát Tràng đã tổ chức nhiều sự kiện lớn, từ triển lãm gốm sứ, show thời trang, đến các show âm nhạc, thu hút đông đảo du khách và những người yêu nghệ thuật.

Nguồn: Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt

Những nét kiến trúc nào tạo nên sự độc đáo của bảo tàng gốm Bát Tràng?

Bảo tàng gốm Bát Tràng nổi bật với thiết kế kiến trúc độc đáo, nằm trên diện tích 3.300m². Bảo tàng được lấy cảm hứng từ hình ảnh bàn xoay vuốt gốm – một biểu tượng truyền thống của nghề làm gốm. 

Bảo tàng gốm nhìn từ xa
Lối kiến trúc của bảo tàng lấy cảm hứng từ chiếc bàn xoay gốm của Bát Tràng

Tòa nhà gồm 7 trụ xoay, có kích thước và kiểu dáng khác nhau, được thiết kế với những mặt cong đa diện, gợi liên tưởng đến quá trình nhào nặn gốm.

7 trụ xoay tạo nên bảo tàng gốm
Các trụ xoay của bảo tàng gốm có kích thước khác nhau

Một điểm nhấn khác trong thiết kế là những đường chỉ ngang trượt theo các mặt cong, giống như dòng chảy của sông Hồng ôm lấy làng gốm Bát Tràng suốt hàng ngàn năm. 

Màu sắc chủ đạo của tòa nhà là nâu đất, tượng trưng cho màu của đất sét – nguyên liệu chính để làm gốm, đồng thời cũng là màu của phù sa sông Hồng, thứ đã bồi đắp sự thịnh vượng cho làng nghề.

Bảo tàng gốm sử dụng màu nâu đất chủ đạo
Màu nâu đất tượng trưng cho màu đất sét được phủ trên toàn bộ kiến trúc bảo tàng

Tòa nhà được xây dựng với 5 tầng nổi1 tầng hầm, hai bên có dãy nhà 2 tầng với mái lợp ngói truyền thống, tạo nên sự hòa quyện giữa nét hiện đại và kiến trúc làng nghề

Nguồn: Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt

Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng nào được trưng bày trong bảo tàng?

Bảo tàng gốm Bát Tràng trưng bày các sản phẩm gốm sứ mang giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật. Các hiện vật được phân bố theo chủ đề và không gian trưng bày như sau:

Các sản phẩm gốm sứ trưng bày trong bảo tàng
Các sản phẩm gốm sứ được trưng bày trong bảo tàng

1. Các hiện vật gốm sứ có giá trị văn hóa, lịch sử 

Tầng 2 của bảo tàng là không gian trưng bày nghề gốm Bát Tràng Xưa và Nay với gần 1000 hiện vật trên diện tích gần 500m². Dưới đây là các chủ đề chính:

  • Tinh hoa nghề gốm xưa: 71 hiện vật có niên đại từ thế kỷ 13, bao gồm các loại hình như, đồ gia dụng, đồ trang trí kiến trúc, đồ ký kiểu…

Các hiện vật gốm sứ tinh hoa của nghề gốm xưa được trưng bày

  • Hành trình chuyển cư của các dòng họ làng Bát Tràng xưa: Được thể hiện qua hình ảnh con thuyền, biểu tượng của khát vọng lập nghiệp của cư dân làng Bát Tràng.
Hình ảnh con thuyền trong bảo tàng gốm
Con thuyền trong bảo tàng mang khát vọng lập nghiệp của người dân Bát Tràng
  • Không gian sản xuất nghề gốm: Tái hiện những công cụ, nguyên liệu và phương tiện sản xuất, như lò nung, nguyên liệu gốm và cơ sở sản xuất.

Các loại lò nung và phương tiện vận chuyển gốm sứ thời xưa

  • Không gian tri ân: Dành riêng cho nghệ nhân Lê Văn Vấn (người đã có nhiều đóng góp cho nghề gốm Bát Tràng) và các nghệ nhân gốm sứ từ xưa đến nay. 

Tìm hiểu về Nghề làm gốm Bát Tràng: Xưa và Nay để hiểu thêm về sự thay đổi qua thời gian, từ những kỹ thuật xưa cũ đến sự sáng tạo hiện đại ngày nay của nghề gốm từ Bát Tràng.

2. Tác phẩm gốm nghệ thuật đương đại

Tầng 3 của Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt là nơi trưng bày các tác phẩm gốm nghệ thuật đương đại. Một số tác phẩm nổi bật bao gồm:

  • Triển lãm Nghệ thuật điêu khắc ánh sáng của tác giả Bùi Văn Tự.

Triển lãm Điêu khắc ánh sáng được tổ chức tại Bảo tàng gốm Bát Tràng

  • Trình diễn sáng tác “Hoa trên hoa kết tinh” tác phẩm của đại sư Hồng Đức Thanh và kỹ sư gốm Lê Ngọc Thạch.
Sáng tác Hoa trên hoa kết tinh
Tác phẩm Hoa trên hoa kết tinh được trưng bày
  • Show thời trang “Bước chân di sản” quảng bá làng nghề Hà Nội, do đạo diễn Hoàng Công Cường và siêu mẫu Hạ Vy tổ chức.
Show thời trang bước chân di sản
Show thời trang Bước Chân Di Sản được trình diễn trên bàn xoay gốm

3. Khu vực nghệ thuật gốm quốc tế và tác phẩm của nghệ nhân Bát Tràng:

Các tác phẩm nghệ thuật gốm quốc tế và các tác phẩm nổi bật của các nghệ nhân Bát Tràng được trưng bày tại khu vực tầng 3 và tầng 4 cho du khách tham quan và khám phá.

Tác phẩm của nghệ nhân trưng bày trong bảo tàng

Ngoài ra, bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn về Nghệ nhân làng gốm Bát Tràng: Người giữ hồn nghề truyền thống.

Hướng dẫn tham quan bảo tàng

Dưới đây là những hướng dẫn tham quan bảo tàng gốm Bát Tràng cụ thể:

Giờ mở cửa và thông tin về giá vé tham quan

Trước khi tham quan Bảo tàng Gốm Bát Tràng tại Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt, bạn cần nắm rõ thông tin về giờ mở cửa và giá vé để có trải nghiệm trọn vẹn.

Giờ mở cửa:

  • Thứ 2 đến thứ 6: 08h00 – 17h30
  • Ngày cuối tuần: 08h00 – 18h00

Giá vé tham quan:

Loại vé Giá vé
Vào cổng và tham quan tầng 1, 2, 4 60.000 VNĐ/người
Tham quan tầng 3 (trung tâm nghệ thuật đương đại) và Hương Sa Art House tầng 5 90.000 VNĐ/người
Trải nghiệm nặn gốm tầng G (tầng trệt): Người lớn (>1m30) Người lớn (> 1m30): 70.000 VNĐ/trải nghiệm Trẻ em (< 1m30): 50.000 VNĐ/trải nghiệm
Trải nghiệm tái chế gốm (tầng 2 dãy nhà 2 tầng bên phải) 50.000 VNĐ/người
Thưởng thức cỗ Bát Tràng và ẩm thực đồng quê (Nhà hàng tinh hoa tầng 4) Từ 50.000 VNĐ/món

Đặc biệt, bảo tàng còn có giá vé trọn gói với combo ghi dấu nghệ thuật: 198.000 VNĐ/người – bao gồm tham quan tất cả các tầng + trải nghiệm làm gốm.

Chi tiết giá vé và thời gian tham quan Bảo tàng gốm Bát Tràng

Ngoài tham quan bảo tàng, du khách nên kết hợp du lịch làng nghề Bát Tràng để khám phá thêm nhiều điều thú vị văn hóa và nghề làm gốm tại nơi đây.

Các khu vực chính trong bảo tàng

Bảo tàng Gốm Bát Tràng được thiết kế với 5 khu vực trải nghiệm đa dạng, cụ thể như sau:

Tham quan bảo tàng gốm Bát Tràng
Những trải nghiệm tại bảo tàng gốm Bát Tràng
  • Tầng G: Đây là không gian trải nghiệm đặc biệt với hoạt động thử làm nghệ nhân gốm, tự tay tạo ra những sản phẩm gốm sứ dưới sự hướng dẫn.
  • Tầng 1: Khu vực đón tiếp và mua sắm các sản phẩm gốm Bát Tràng.
  • Tầng 2: Không gian trưng bày cố định về các tác phẩm chủ đề Nghề gốm Bát Tràng xưa và nay. 
  • Tầng 3: Đây là không gian dành cho Trung tâm nghệ thuật đương đại (nơi diễn ra đấu giá tác phẩm nghệ thuật) và Homestay Art (nơi nghỉ ngơi của khách).
  • Tầng 4: Gồm Hội trường Cung Đình, Nhà hàng Tinh Hoa và Cafe Nghệ nhân. 
  • Tầng 5: Du khách thưởng trà tại Hương Sa Art House, ngắm nhìn toàn cảnh làng gốm Bát Tràng và thư giãn trong âm nhạc nhẹ nhàng.

Hoạt động tương tác và trải nghiệm thực tế cho du khách 

Bảo tàng Gốm Bát Tràng mang đến cho du khách nhiều hoạt động tương tác thú vị, giúp trải nghiệm văn hóa làng nghề chân thực.

  • Trải nghiệm làm gốm thủ công: Với đầy đủ dụng cụ và nguyên liệu sẵn có, du khách tự tay nhào nặn, sáng tạo ra những sản phẩm gốm. Đây là hoạt động dành cho cả người lớn và trẻ em, với sự hướng dẫn tỉ mỉ từ các nghệ nhân lành nghề. 
Trải nghiệm làm gốm thủ công
Hoạt động tự làm gốm được hướng dẫn tại bảo tàng
  • Tham gia các phiên đấu giá nghệ thuật: Tại tầng 3 của bảo tàng, du khách còn có cơ hội tham gia vào các phiên đấu giá các tác phẩm gốm nghệ thuật đương đại. Đây là dịp để khám phá và sở hữu những tác phẩm gốm độc đáo, được tạo nên từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân hàng đầu.

Các sự kiện, chương trình triển lãm đặc biệt

Khi đến thăm Bảo tàng Gốm Bát Tràng, du khách có cơ hội tham gia vào các sự kiện và chương trình triển lãm đặc biệt. 

Du khách tham gia vào các chương trình, sự kiện được tổ chức tại Bảo tàng

Tầng 1 của bảo tàng là Quảng trường Gốm, một không gian mở tuyệt đẹp nối liền với dòng sông Bắc Hưng. Đây chính là điểm nhấn cho nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như tổ chức hội chợ, văn nghệ, các sự kiện festival, chương trình văn hóa cổ truyền.

Bảo tàng gốm Bát Tràng có những dịch vụ tiện ích nào?

Bảo tàng Gốm Bát Tràng cung cấp 5 dịch vụ tiện ích giúp du khách có những trải nghiệm trọn vẹn và thoải mái:

Các dịch vụ tiện ích tại Bảo tàng gốm Bát Tràng
5 dịch vụ tiện ích tại bảo tàng gốm
  • Homestay lưu trú: Tọa lạc tại tầng 3 của Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt, homestay cung cấp không gian nghỉ dưỡng, kết hợp với việc tham quan và trải nghiệm các hoạt động tại bảo tàng. 
Homestay lưu trú tại Trung tâm tinh hoa làng nghề
Homestay lưu trú, nghỉ dưỡng thoải mái tại Trung tâm tinh hoa làng nghề
  • Khu vực mua sắm sản phẩm gốm sứ lưu niệm: Du khách có thể ghé thăm các gian hàng ở tầng 1 và tầng 2, nơi bày bán các sản phẩm gốm sứ từ các nhà cung cấp nổi tiếng. Ngoài ra, còn có siêu thị OCOP trưng bày các đặc sản và đồ lưu niệm đặc trưng của nhiều vùng miền.

Các sản phẩm gốm sứ đẹp mắt được bày bán cho du khách

  • Quán cà phê và nhà hàng trong khuôn viên: Tầng 4 là nơi đặt Nhà hàng Tinh Hoa, phục vụ các món ăn đặc sản của Bát Tràng. Du khách cũng có thể ghé Cafe Nghệ Nhân để thưởng thức cà phê, ngắm cảnh và tận hưởng không gian thư giãn.
Nhà hàng tầng 4 bảo tàng gốm
Nhà hàng Tinh hoa phục vụ các món ăn đặc sản Bát Tràng
  • Tổ chức sự kiện: Bảo tàng có hội trường hiện đại, được trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng và màn hình LED tiên tiến, phù hợp để tổ chức các sự kiện lớn như hội nghị, hội thảo, tiệc chiêu đãi, đám cưới,…
Bảo tàng gốm tổ chức sự kiện
Bảo tàng có hội trường rộng tổ chức được các sự kiện lớn
  • Dịch vụ đưa đón bằng xe điện: Xe điện hoạt động từ 08h00 đến 18h00 hàng ngày, đưa du khách khám phá làng gốm Bát Tràng theo các tour đã lựa chọn.
Dịch vụ đưa đón bằng xe điện tại bảo tàng gốm
Dịch vụ đưa đón bằng xe điện tại Bảo tàng gốm

Những lưu ý khi tham quan du khách cần nắm?

Khi tham quan Bảo tàng Gốm Bát Tràng, du khách cần lưu ý một số điều sau để có trải nghiệm thú vị và thuận lợi:

  • Du khách nên tuân thủ các quy định về giờ mở cửa để không bỏ lỡ cơ hội tham quan. Bảo tàng mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu (08h00 – 17h30) và cuối tuần (08h00 – 18h00).
  • Không được mang theo thức ăn, đồ uống và vật dụng cồng kềnh vào bên trong bảo tàng để giữ gìn không gian sạch sẽ và trật tự.
  • Du khách cũng cần giữ trật tự, không gây ồn ào trong không gian tham quan để không làm ảnh hưởng đến những người khác.

Du khách chú ý giữ vệ sinh và trật tự chung khi tham quan bảo tàng

  • Thời điểm lý tưởng để tham quan Bảo tàng Gốm Bát Tràng là vào buổi sáng, khi thời tiết mát mẻ và không gian ít đông đúc hơn.
  • Các ngày cuối tuần và dịp lễ có thể thu hút đông đảo du khách, vì vậy nếu có thể, hãy cân nhắc đi vào các ngày trong tuần để có trải nghiệm tốt hơn.
  • Bảo tàng rất thân thiện với trẻ em và có nhiều hoạt động tương tác thú vị dành cho các bé như trải nghiệm nặn gốm. Tuy nhiên, phụ huynh cần giám sát trẻ em trong suốt quá trình tham quan để đảm bảo an toàn và giữ gìn hiện vật trong bảo tàng.
Các hoạt động của trẻ em tại bảo tàng
Các hoạt động của trẻ em phải có sự giám sát bởi người lớn
  • Trẻ em dưới 1m30 có giá vé ưu đãi khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, vì vậy hãy lưu ý đến thông tin này khi mua vé.

Những địa điểm nào nhất định phải ghé khi đến du lịch Bát Tràng?

Khi đến du lịch Bát Tràng, cùng với việc tham quan Bảo tàng Gốm Bát Tràng, du khách không nên bỏ qua các địa điểm nổi bật và thu hút sau:

huong-dan-du-lich-lang-nghe-bat-trang-32
6 địa điểm du lịch nổi tiếng du khách nên kết hợp tham quan
  • Chợ Gốm Bát Tràng: Nơi bày bán nhiều sản phẩm gốm sứ đa dạng và phong phú. Du khách mua sắm các món quà lưu niệm và trải nghiệm không khí nhộn nhịp của phiên chợ gốm.
  • Nhà cổ Vạn Vân: Chiêm ngưỡng các cổ vật do chủ nhân Trần Ngọc Lâm tâm huyết sưu tầm.
  • Xưởng Gốm: Ghé thăm các xưởng gốm để xem quy trình sản xuất gốm sứ truyền thống. 
  • Đình Làng Bát Tràng: Nơi thờ phụng các vị thần linh và diễn ra những lễ hội làng nghề độc đáo.
  • Bảo tàng Gốm: Trưng bày các hiện vật gốm sứ, nơi tổ chức các sự kiện và triển lãm nghệ thuật. 
  • Lò Bầu Cổ: Tham khảo lò gốm cổ nhất tại Bát Tràng và chụp hình lưu niệm.