Nghệ nhân làng gốm Bát Tràng: Người giữ hồn nghề truyền thống

Nghệ nhân Bát Tràng là những người có kỹ năng chế tác gốm sứ xuất sắc, sáng tạo ra những tác phẩm độc đáo, mang giá trị nghệ thuật và văn hóa cao, được giới chuyên môn và cộng đồng công nhận. 

Vì thế họ là những người đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị tâm linh, văn hóa và thẩm mỹ của làng nghề, góp phần phát triển và nâng tầm gốm sứ Bát Tràng. 

nghe-nhan-gom-bat-trang-nguoi-giu-hon-nghe-truyen-thong-36
Nghệ nhân làng gốm Bát Tràng lưu giữ hồn nghề truyền thống

Trong số đó, nghệ nhân Trần Độ, Tô Thanh Sơn, Trần Nam Tước, Phạm Thế Anh và Phạm Đạt là những nghệ nhân tiêu biểu có tay nghề cao, sở hữu nhiều tác phẩm nổi bật và đạt được nhiều thành tích tự hào.

Thế nào là nghệ nhân gốm sứ?

Nghệ nhân gốm sứ là những người thợ gốm với kỹ năng và tài năng xuất sắc trong lĩnh vực sản xuất gốm sứ. Họ không chỉ thành thạo về kỹ thuật chế tác mà còn có khả năng sáng tạo ra những tác phẩm độc đáo, mang giá trị nghệ thuật và văn hóa sâu sắc. 

nghe-nhan-gom-bat-trang-nguoi-giu-hon-nghe-truyen-thong-60
Tác phẩm gốm hoa nâu có giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật cao được sáng tạo bởi nghệ nhân Trần Độ

Trong lịch sử phát triển làng nghề Bát Tràng, nghệ nhân là những nhân tố quan trọng, đóng góp lớn vào việc phát triển và giữ gìn bản sắc làng nghề.

Theo ông Phạm Huy Khôi, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng, mỗi nghệ nhân, thợ giỏi ở Làng nghề Bát Tràng đều là một mắt xích quan trọng trong sợi dây kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Chính họ đã gìn giữ “ngọn lửa nghề” suốt nhiều năm qua, thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia để ngọn lửa trong các lò nung và “ngọn lửa” tình yêu với nghề gốm truyền thống không bao giờ tắt.

Những nghệ nhân gốm sứ được truyền thụ kỹ năng và bí quyết của nhiều thế hệ. Dù không qua trường lớp chính quy, những nghệ nhân này vẫn thể hiện trình độ tinh xảo và sáng tạo thông qua quá trình làm việc và học hỏi từ kinh nghiệm gia đình. 

Nghệ nhân Bát Tràng có vai trò “giữ lửa” nghề gốm và truyền thụ đến nhiều thế hệ sau

Theo Thư Viện Pháp Luật từ năm 2024 cho thấy tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu nghệ nhân phải bao gồm đầy đủ các yếu tố sau:

  • Lòng trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, tận tâm với nghề và được cộng đồng tôn trọng, mến mộ.
  • Có tài năng hoặc kỹ năng xuất sắc, có cống hiến to lớn được ghi nhận, có sản phẩm đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể của địa phương.
  • Nghệ nhân ưu tú cần có ít nhất 15 năm hoạt động liên tục hoặc cộng dồn trong nghề. Đối với nghệ nhân nhân dân cần có 20 năm hoạt động và đã từng được công nhận là nghệ nhân ưu tú.

Nghệ nhân nhân dân Trần Độ và nghệ nhân Tô Thanh Sơn tại Bát Tràng đạt danh hiệu nghệ nhân

Danh hiệu này là sự công nhận tài năng cá nhân, minh chứng cho những cống hiến không ngừng của nghệ nhân trong việc bảo tồn và phát triển nghề gốm sứ, đồng thời nâng tầm văn hóa và kinh tế của cộng đồng.

Vai trò giữ hồn cho làng nghề truyền thống của nghệ nhân được thể hiện qua những điểm nào?

Vai trò giữ hồn cho làng nghề truyền thống của nghệ nhân được thể hiện qua 3 điểm chính sau:

nghe-nhan-gom-bat-trang-nguoi-giu-hon-nghe-truyen-thong-57
Vai trò của nghệ nhân đối với làng nghề truyền thống
  1. Về giá trị tâm linh

Nghệ nhân Bát Tràng có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và khôi phục những nét tinh hoa của dòng sản phẩm gốm sứ tâm linh, đặc biệt là đồ thờ phong thủy. 

Các dòng men trên gốm sứ tâm linh được các nghệ nhân khôi phục và sáng tạo

Các tác phẩm này không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn kết nối sâu sắc với tín ngưỡng dân tộc. Qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, những giá trị tâm linh được thổi hồn vào từng tác phẩm, giúp bảo tồn các yếu tố tín ngưỡng cổ truyền.

  1. Về giá trị văn hóa

Nghệ nhân Bát Tràng là những người lưu giữ, bảo tồn và truyền tải giá trị văn hóa độc đáo của làng nghề. Họ là sợi dây kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật truyền thống được gìn giữ qua nhiều thế hệ. 

nghe-nhan-gom-bat-trang-nguoi-giu-hon-nghe-truyen-thong-40
Nghệ nhân Bát Tràng mang sứ mệnh truyền nghề cho nhiều thế hệ sau

Bên cạnh tạo ra những tác phẩm mang dấu ấn văn hóa, các nghệ nhân còn có sứ mệnh truyền nghề cho thế hệ sau, đảm bảo giá trị văn hóa của làng gốm Bát Tràng được kế thừa và tiếp nối.

  1. Về giá trị thẩm mỹ

Những tác phẩm của nghệ nhân là sự kết hợp tinh tế giữa kỹ thuật chế tác truyền thống và sự sáng tạo hiện đại. Với dòng men, kiểu dáng và hoa văn được chăm chút tỉ mỉ, các sản phẩm gốm sứ mang lại giá trị thẩm mỹ cao trong trang trí, làm quà tặng, thờ cúng trong đời sống. 

nghe-nhan-gom-bat-trang-nguoi-giu-hon-nghe-truyen-thong-45
Sản phẩm gốm sứ cao cấp mang lại tính thẩm mỹ cao khi sử dụng, trang trí không gian hoặc làm quà tặng

Đặc biệt các nghệ nhân Bát Tràng không ngừng sáng tạo để tạo ra nhiều mẫu mã mới, tăng sự đa dạng của từng dòng sản phẩm, tạo nên sức hút cho nghệ thuật gốm truyền thống.

Top 5 nghệ nhân tiêu biểu của làng nghề gốm sứ Bát Tràng là ai?

Nghệ nhân Trần Độ

Trần Độ (sinh năm 1957) với hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề. Ông là người duy nhất đạt danh hiệu nghệ nhân nhân dân của làng gốm Bát Tràng. Được nuôi dưỡng trong dòng họ Trần truyền thống làm gốm, từ khi lên 10 ông đã bộc lộ tài năng khi tự tay tạo ra những sản phẩm gốm độc đáo, thu hút sự chú ý từ các thợ lành nghề trong làng.

nghe-nhan-gom-bat-trang-nguoi-giu-hon-nghe-truyen-thong-48
Nghệ nhân nhân dân Trần Độ hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề gốm

Hiện nay, ông đã sở hữu bí quyết chế tác hơn 69 loại men cổ độc đáo. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là “Tượng rồng triều Nguyễn”, được Chính phủ Việt Nam chọn làm quà tặng tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội.

Tác phẩm Tượng Rồng Triều Nguyễn tinh xảo, sắc nét

Theo Wikipedia, các thành tựu của ông được ghi nhận qua nhiều giải thưởng danh giá như: Huy chương “Bàn tay vàng” (1990), Giải thưởng “Đôi bàn tay vàng” của Hội Mỹ thuật Đông Dương (1999), Giải vàng “Ngôi sao Việt Nam”. Đặc biệt, năm 2019, ông được vinh danh là “Công dân Thủ đô” vì những đóng góp xuất sắc của mình.

nghe-nhan-gom-bat-trang-nguoi-giu-hon-nghe-truyen-thong-49
Nghệ nhân Trần Độ đạt nhiều giải thưởng danh giá

Nghệ nhân Ưu tú Tô Thanh Sơn

Nghệ nhân ưu tú Tô Thanh Sơn (sinh năm 1958) là một trong những người đi đầu trong việc nâng cao giá trị nghệ thuật của các sản phẩm gốm sứ. Ông là người đã phục hồi và phát triển dòng men rạn, 1 kỹ thuật đã bị thất truyền từ thế kỷ XIX, trở thành dấu ấn độc đáo của Bát Tràng trong thời hiện đại.

nghe-nhan-gom-bat-trang-nguoi-giu-hon-nghe-truyen-thong-50
Nghệ nhân ưu tú Tô Thanh Sơn người phục chế dòng men rạn từ thế kỷ XIX

Một trong những thành tựu nổi bật của ông là tác phẩm chiếc chóe lớn màu men trà, được chế tác đặc biệt để chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tô Thanh Sơn cũng ghi dấu ấn với chiếc chóe phục chế có khắc hình ảnh vua Lý Công Uẩn đọc Chiếu dời đô về Thăng Long với kích thước lớn chưa từng có. 

nghe-nhan-gom-bat-trang-nguoi-giu-hon-nghe-truyen-thong-51
Tác phẩm chóe gốm kích thước lớn xác lập độc bản kỷ lục

Với những đóng góp đáng kể trong việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật gốm sứ truyền thống, Tô Thanh Sơn được coi là một trong những nghệ nhân tiêu biểu của làng nghề Bát Tràng.

nghe-nhan-gom-bat-trang-nguoi-giu-hon-nghe-truyen-thong-52
Nghệ nhân Tô Thanh Sơn đóng góp lớn vào việc bảo tồn và phát triển gốm sứ

Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước

Trần Nam Tước (sinh năm 1974) tên thật là Trần Xuân Triều, đến từ Kiến Xương, Thái Bình. Xây dựng sự nghiệp từ những ngày đầu học việc trong các lò gốm, Trần Nam Tước trở thành nghệ nhân ưu tú duy nhất được Nhà nước phong tặng danh hiệu tại Bát Tràng dù không xuất thân từ đây.

nghe-nhan-gom-bat-trang-nguoi-giu-hon-nghe-truyen-thong-53
Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước quê gốc Thái Bình

Một trong những dấu ấn nổi bật của Trần Nam Tước là triển lãm “Linh thú ngày nay,” với hơn 30 tác phẩm điêu khắc gốm lấy cảm hứng từ các hình tượng linh vật như lân sư, cá rồng, long ngư, linh kê,…

nghe-nhan-gom-bat-trang-nguoi-giu-hon-nghe-truyen-thong-54
Triển lãm linh thú thời nay với nhiều tác phẩm ấn tượng của nghệ nhân Trần Nam Tước

Anh đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý như “Tác phẩm tiêu biểu” tại Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam lần thứ VII, “Sản phẩm tiêu biểu” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Giải nhất “Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc” (2019), khẳng định vị trí của Trần Nam Tước trong làng gốm Việt Nam.

Nghệ nhân Phạm Thế Anh

Nghệ nhân Phạm Thế Anh xuất thân từ một gia đình có 4 đời truyền thống làm nghề gốm tại Bát Tràng. Ông là minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng và tinh thần cống hiến của thế hệ nghệ nhân trẻ, tiếp tục gìn giữ và phát triển truyền thống gốm sứ.

nghe-nhan-pham-the-anh
Nghệ nhân trẻ Phạm Thế Anh cống hiến trong việc gìn giữ nghề gốm truyền thống

Anh đã mang lại niềm tự hào cho gia đình và cả làng nghề khi nghiên cứu sáng tạo ra dòng gốm mới mang tên “Hồng Sa”. Gốm Hồng Sa là sự pha trộn hoàn hảo giữa phù sa từ sông Hồng, đất sét trắng và cao lanh, tạo ra những sản phẩm có kết cấu vững chắc và màu sắc độc đáo. 

Ấm chén gốm Hồng Sa độc đáo được nghiên cứu nghệ nhân Phạm Thế Anh

Phạm Thế Anh đã nhận được nhiều danh hiệu đáng quý, tiêu biểu nhất giải “Bàn tay vàng” và danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội. Không chỉ dừng lại ở nghệ thuật, anh còn được vinh danh là Doanh nhân tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương nhờ sự thành công trong kinh doanh, xuất khẩu gốm hồng sa ra thị trường khó tính Nhật Bản.

Nghệ nhân Ưu tú Phạm Đạt

Nghệ nhân ưu tú Phạm Đạt sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống, với người cụ Cửu Huỳnh là huyền thoại của làng gốm Bát Tràng. Từ nhỏ, anh đã nuôi dưỡng niềm đam mê sâu sắc với gốm sứ, điều này đã thúc đẩy anh dành gần 1 thập kỷ để hồi sinh và phát triển dòng men rạn cổ.

nghe-nhan-gom-bat-trang-nguoi-giu-hon-nghe-truyen-thong-56
Nghệ nhân ưu tú Phạm Đạt có công phục chế và phát triển dòng men rạn cổ

Dòng gốm sứ men rạn của Phạm Đạt không chỉ phục hồi từ phương pháp cổ xưa mà còn mang tính sáng tạo mới mẻ. Anh đã tận dụng kiến thức từ sách vở và tư liệu để sáng tạo ra những mẫu đồ gốm độc đáo với kỹ thuật tạo hình và khắc chìm tinh tế.

Họa tiết tinh xảo được đắp nổi trên men rạn cổ

Với những thành tựu vượt bậc, Phạm Đạt đã được công nhận qua nhiều giải thưởng danh giá như Nghệ nhân ưu tú trẻ tuổi nhất của Bát Tràng (2020), Sản phẩm tiêu biểu cấp quốc gia (2015), Cúp “Bàn Tay Vàng” (2014), Bằng khen từ Bộ Công Thương (2017),…

Tại sao các nghệ nhân cần lưu giữ gốm Bát Tràng?

Trong bài viết ý nghĩa và vai trò của gốm sứ Bát Tràng trong văn hóa Việt, lưu giữ gốm sứ Bát Tràng là trách nhiệm của công dân nước ta, đặc biệt là những nghệ nhân Bát Tràng, nhằm mục đích:

  • Bảo tồn làng nghề truyền thống: Góp phần giữ lại giá trị văn hóa dân tộc, lưu truyền và tiếp nối qua nhiều thế hệ.
  • Phát triển và quảng bá văn hóa Việt: Gốm sứ Bát Tràng truyền tải giá trị văn hóa của người Việt và thể hiện sự khéo léo, sáng tạo của nghệ nhân làm gốm. Từ đó, quảng bá nghệ thuật Việt vươn ra thế giới, tạo nên niềm tự hào đất nước.
huong-dan-du-lich-lang-nghe-bat-trang-24
Lưu giữ nghề gốm Bát Tràng cho thế hệ mai sau tiếp nối

Mua các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng của các nghệ nhân làng gốm ở đâu?

Bát Tràng Việt Nam là lựa chọn hàng đầu nếu bạn đang tìm kiếm các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chính hãng từ các nghệ nhân nổi tiếng của làng nghề, đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý.

nghe-nhan-gom-bat-trang-nguoi-giu-hon-nghe-truyen-thong-46
Bát Tràng Việt Nam cung cấp đa dạng các sản phẩm chính hãng từ những nghệ nhân nổi tiếng Bát Tràng

Bát Tràng Việt Nam hiện có đa dạng mẫu mã sản phẩm để lựa chọn từ những sản phẩm mang đậm giá trị văn hóa, tâm linh đến những sản phẩm chế tác tinh xảo, cao cấp, có tính thẩm mỹ cao.

Đa dạng mẫu mã sản phẩm đẹp, chế tác tinh xảo để lựa chọn

Hơn nữa, trải nghiệm mua hàng tại Bát Tràng Việt Nam rất đơn giản và tiện lợi. Bạn có thể dễ dàng đặt hàng trực tuyến và sản phẩm sẽ được vận chuyển tận nhà với sự đảm bảo về chất lượng. 

thong-tin-lien-he-den-bat-trang-viet-nam
Thông tin liên hệ Bát Tràng Việt Nam

Liên hệ ngay đến hotline 0886.889.145 để được nhân viên chúng tôi tư vấn và hỗ trợ đặt hàng nhé!

Để lại một bình luận