Đình Làng Bát Tràng – Biểu tượng văn hóa và tâm linh làng gốm

Đình Bát Tràng là một di tích quan trọng tại làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đình được xây dựng vào năm 1720 thời vua Lê Dụ Tông và thờ sáu vị thần quan trọng:

Đình Bát Tràng

Vị tríLàng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Lịch sửXây dựng năm 1720 đời vua Lê Dụ Tông

Đặc điểm: Kiến trúc chữ Nhị, quay về hướng Tây nhìn ra sông Hồng

Thờ phụng

  • Lưu Thiên Tử Đại Vương (Thánh cả)
  • Bạch Mã Đại Vương
  • Tràng Thuận Nghi Dung
  • 3 vị thần khác

Kiến trúc

  • Hậu cung: 3 gian
  • Tòa đại bái: 5 gian 2 chái
  • Cột đình: Gỗ lim lớn

Di sảnLưu giữ hơn 50 đạo sắc phong từ các triều đại

Ghi nhận: Di tích Văn hóa Kiến trúc Nghệ thuật (2005)

Trùng tuĐại trùng tu từ năm 2005, hoàn thành với dáng dấp xưa
  1. Lưu Thiên Tử Đại Vương (Lưu Cơ) – Thánh cả, được thờ ở vị trí trung tâm, là một vị tướng khai quốc của nhà Đinh.
  2. Bạch Mã Đại Vương – Một vị thần liên quan đến lịch sử thành hoàng Thăng Long.
  3. Tràng Thuận Nghi Dung – Một vị thần quan trọng trong truyền thống làng Bát Tràng.
  4. Phan Đại Tướng Đại Vương – Một vị thần được dân làng tôn kính.
  5. Cai Minh Đại Vương – Vị thần bảo vệ làng.
  6. Hộ Quốc Thần Đại Vương – Một trong những vị thần hộ quốc.
Đình làng biểu tưởng văn hóa và tâm linh của làng gốm Bát Tràng
Biểu tượng tâm linh và văn hóa của Đình làng Bát Tràng

Kiến trúc đình được xây dựng theo kiểu chữ Nhị, với tòa Đại báiHậu cung. Đình cũng nổi bật với các cột bằng gỗ lim lớn và các đại tự được sơn son thếp vàng như “Thiên địa hợp kỳ đức” và “Hiếu nghĩa cấp công”. Gạch Bát Tràngnghề gốm của làng cũng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đình.

Đình Bát Tràng hiện còn giữ hơn 50 đạo sắc phong từ các triều đại vua Lê Cảnh Hưng, Quang Trung, và Cảnh Thịnh.

Bản đồ Đình Làng Bát Tràng

Đình Làng Bát Tràng là một trong những công trình kiến trúc truyền thống quan trọng của làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của người dân làng. Dưới đây là bản đồ chỉ đường giúp bạn dễ dàng tìm đến tham quan Đình Làng.

Bản đồ Google Maps của Bảo Tàng Gốm Bát Tràng

Bản đồ Google Maps của Đình Làng Bát Tràng

Vị trí của Đình làng Bát Tràng nằm ở đâu?

Hiện vị trí của Đình Bát Tràng thuộc Xóm 1, làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đình quay về hướng tây nhìn ra sông Hồng.

Vị trí của Đình Bát Tràng nhìn ra sông Hồng

Đình làng Bát Tràng có từ bao giờ?

Đình Làng Bát Tràng có lịch sử hình thành từ rất sớm, được xây dựng vào đầu thời Lê Trung hưng (1593 – 1789). Theo lời kể của các bậc cao niên trong làng, đình được xây dựng trên khu đất do họ Nguyễn Ninh Tràng hiến tặng cho làng.

Ban đầu, đình chỉ là một ngôi đình nhỏ, thấp lợp lá. Trải qua thời gian, đình đã trải qua 5 lần tu sửa lớn và được đại trùng tu vào năm 2005. Sau lần trùng tu này, đình đã được hoàn thành với dáng dấp xưa, nhưng với cấu trúc và quy mô bề thế hơn, xứng đáng với vị thế của một làng nghề gốm nổi tiếng như Bát Tràng.

Đình làng Bát Tràng
Đình làng Bát Tràng hiện nay qua 5 lần tu sửa

Kiến trúc Đình làng Bát Tràng có gì đặc biệt?

Kiến trúc của Đình Làng Bát Tràng có nhiều điểm đặc biệt với cấu trúc hình chữ “Nhị”. Đình bao gồm 2 tòa song song là đại đình và cung đình (hậu cung), cùng với các công trình phụ như tam quan, giải vũ,… 

Công trình văn hóa có kích thước đồ sộ, với chiều dài 26 mét và chiều sâu từ tường hậu đến thềm đình là 20 mét. Đặc biệt, chu vi của các cột trong đình lớn hơn nhiều so với vòng tay của hai người lớn, tạo cảm giác kiên cố và vững chãi.

Bên trong đình làng Bát Tràng
Kiến trúc bên trong đình với diện tích rộng, các cột đình kích thước lớn

Đại đình gồm 5 gian và 2 gian chái, trong khi cung đình cũng có 5 gian. Móng đình và thềm đình được xây dựng bằng loại gạch do chính làng sản xuất. Tất cả các cột đình đều được làm bằng gỗ lim chắc chắn và chân cột được kê bằng những phiến đá tảng lớn, tạo nên sự vững chãi cho công trình.

Gạch gốm và gỗ lim là 2 vật liệu chính trong xây dựng sân đình, cột đình

Theo Wikipedia năm 2005 Bộ Văn hóa thông tin đã cấp bằng Di tích Văn hóa Kiến trúc Nghệ thuật cho đình Bát Tràng. Với kiến trúc độc đáo và quy mô bề thế, Đình Làng Bát Tràng được xem là 1 trong những ngôi đình đẹp nhất miền Bắc hiện nay, góp phần tôn vinh giá trị văn hóa và lịch sử của làng gốm Bát Tràng.

Các vị thành hoàng được thờ trong đình

Đình làng Bát Tràng thờ cúng 6 vị thành hoàng, dân làng nơi đây thường gọi là Lục vị nhà thánh, bao gồm:

Thờ cúng các vị thần linh Bát Tràng
Đình làng thờ cúng các vị thần linh theo tín ngưỡng người Bát Tràng
  • Lưu Thiên Tử Đại Vương (Đức Thánh cả): Các cao niên trong làng cho rằng đây là Ông tổ nghề gốm Bát Tràng. Nhiều người hiểu rằng Lưu Thiên Tử là vị thần giáng xuống giúp phát triển nghề gốm.
  • Lã Đệ tam Đại Vương: Dân làng Bát Tràng tôn là Đức Thánh Bà, thường được cầu khẩn trong các dịp lễ hội.
  • Bạch Mã Đại Vương: Là vị thần linh luôn cưỡi con ngựa bạch, Bạch Mã Đại Vương được coi là người bảo vệ dân làng, thường cứu khốn phá nguy trong những lúc khó khăn.
  • Và 3 vị thần khác là Phan Đại tướng Đại Vương, Hộ Quốc Đại vương, Cai Minh Tự Đại vương

Những lễ hội nào được tổ chức tại Đình Bát Tràng?

Đình làng là nơi diễn ra mọi nghi lễ cúng bái, mọi cuộc vui trong lễ hội làng Bát Tràng vào ngày 14, 15 và 16 tháng Hai âm lịch hàng năm.

Ngoài ra, đây còn là địa điểm tổ chức các lễ thức trong 1 năm của làng gốm Bát Tràng như: Tết Nguyên Đán (Mồng 1, 2, 3 tháng Giêng), Lễ khai hạ (Mùng 7 tháng Giêng), Xuân tế, hội làng (15 tháng Hai), Lễ Kỳ Yên (15 tháng Tư), Tết Trung Nguyên (15 tháng Bảy), Lễ Trùng Thập (Mùng 10 tháng 10),…

Nghi thức thờ cúng diễn ra tại Đình
Nghi thức thờ cúng diễn ra tại Đình vào các dịp lễ

Đặc biệt, các hoạt động trò chơi truyền thống như Thi cầm đại hội (thi hát chọn ra ca nương hát phục vụ tại Đình), Thi đánh cờ người, Tổ tôm điếm,… đều cũng sẽ được tổ chức tại sân đình làng.

Các hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian được tổ chức tại sân Đình

Bạn đọc theo dõi Đặc sắc lễ hội làng gốm Bát Tràng để tìm hiểu rõ hơn về thời gian, ý nghĩa, các hoạt động diễn ra trong lễ hội.

Vai trò của Đình làng trong đời sống tâm linh và văn hóa của người dân Bát Tràng là gì?

Ngôi Đình Bát Tràng đóng vai trò quan trọng trong thờ cúng tâm linh của người dân làng nghề và diễn ra các hoạt động văn hóa, gắn kết cộng đồng:

Vai trò của đình làng Bát Tràng
5 vai trò của Đình làng trong tâm linh và văn hóa của người dân Bát Tràng
  • Nơi thờ cúng các vị thần: Nơi thờ tự các vị thành hoàng thể hiện lòng biết ơn, cầu mong sự phù hộ, bảo vệ và phát triển cho dân làng, làng nghề.
  • Tổ chức các nghi lễ quan trọng: Đình làng diễn ra các nghi thức cúng bái truyền thống của làng gốm để cầu bình an và thịnh vượng.
  • Trung tâm của các lễ hội truyền thống: Đình làng là địa điểm chính tổ chức các lễ hội, trò chơi. Ngoài ra, các hoạt động còn góp phần duy trì và truyền bá những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của địa phương.
  • Gắn kết cộng đồng: Các lễ hội và sự kiện diễn ra tại đình là cơ hội để người dân giao lưu, chia sẻ và tăng cường tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. 
  • Địa điểm du lịch: Đình Bát Tràng là 1 trong 6 điểm đến thú vị tại Bát Tràng du khách nên ghé đến để tìm hiểu văn hóa của người dân nơi đây.

Như vậy, ngôi Đình cổ Bát Tràng vừa là nơi thiêng liêng trong tín ngưỡng tâm linh, vừa là biểu tượng văn hóa, nơi bảo tồn và phát huy những giá trị tinh thần, văn hóa của người dân làng gốm qua nhiều thế hệ.