Lò bầu cổ Bát Tràng – Sự ra đời, cấu trúc lò và so sánh với lò nung hiện đại

Lò bầu cổ Bát Tràng xây dựng từ những năm 1930 đầu thế kỷ XX. Hiện nay là lò bầu cổ duy nhất còn sót lại tại Xóm 3, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Với thiết kế đặc trưngcấu trúc độc đáo, lò bầu không chỉ thể hiện trình độ kỹ thuật nung gốm tinh xảo của ông cha ta mà còn là nơi lưu giữ giá trị văn hóa của làng gốm Bát Tràng. 

Cấu tạo, lịch sử ra đời, so sánh lò bầu cổ với các loại lò nung hiện đại
Sự ra đời, cấu trúc lò, so sánh lò bầu cổ với lò nung hiện đại

Bài viết này sẽ đi sâu vào lịch sử ra đời và cấu trúc của lò bầu cổ. Đồng thời, chúng ta sẽ so sánh lò bầu cổ với lò nung gốm hiện đại qua các tiêu chí như nguyên liệu xây dựng, nhiên liệu đốt và sản phẩm tạo ra

Ngoài ra, du khách khi tham quan lò bầu cổ còn có cơ hội chiêm ngưỡng quy trình sản xuất gốm xưa, tự tay làm gốmtham gia các hoạt động ngoại khóa thú vị, mang lại trải nghiệm văn hóa đáng nhớ trong hành trình khám phá làng gốm Bát Tràng.

Đặc điểm Lò bầu cổ

  • Tên gọi: Lò sông Hồng B
  • Tuổi đời: 100 năm
  • Diện tích: 1030 m2, dài 15m
  • Số lượng bầu: 5
  • Đặc điểm: Cổ nhất, lớn nhất, duy nhất tại Bát Tràng
  • Cấu trúc: 5 bầu với vòm cuốn liên tiếp tựa như vỏ sò úp nối vào nhau

Quy trình hoạt động

  1. Thợ gốm xếp hàng vào lò
  2. Đóng cửa lò
  3. Tiến hành đun trong khoảng 24 tiếng
  4. Chờ lò nguội
  5. Lấy sản phẩm ra khỏi lò

Khu vực trải nghiệm

  • Bên trong lò: Khám phá cấu trúc độc đáo của lò bầu
  • Bên ngoài lò: Gian trưng bày các sản phẩm gốm hiện đại
  • Trong khuôn viên: Không gian sáng tạo nghệ thuật
  • Khu vực trải nghiệm: Du khách có thể tự tay làm gốm thủ công (đặc biệt hấp dẫn với trẻ em)

Lò bầu cổ là gì? Lò bầu cổ được hình thành từ khi nào?

Lò bầu cổ (còn được gọi là lò rồng) là một loại lò nung gốm có tuổi đời hơn 100 năm. Đây được coi là lò nung cổ nhất và lớn nhất còn tồn tại tại làng nghề gốm Bát Tràng. Lò này có thiết kế độc đáo với nhiều bầu đặc trưng, dáng vòm và sử dụng củi để đun đốt trong quá trình nung gốm.

Lò bầu cổ Bát Tràng
Lò bầu có kích thước lớn nhất và cổ nhất còn sót lại ở Bát Tràng

Lò bầu cổ được xây dựng vào khoảng những năm 1930 của thế kỷ XX. Thời điểm này, khi nhu cầu thị trường về các sản phẩm gốm tăng cao, các cơ sở sản xuất phải mở rộng và cải tiến công nghệ. Lò bầu đã ra đời để thay thế cho lò đàn trước đó, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn hơn.

Trong quá khứ, lò bầu đóng vai trò rất quan trọng trong nghề gốm Bát Tràng, đặc biệt khi dùng để nung những sản phẩm lớn và đòi hỏi chất lượng cao. Lò bầu cổ là 1 trong những minh chứng cho quy trình sản xuất truyền thống của gốm Bát Tràng xưa.

Nung sản phẩm trong lò bầu
Lò bầu được sử dụng sản phẩm trong quy trình sản xuất gốm ở thế kỷ XX

Khám phá lò bầu cổ giúp bạn mở ra cánh cửa để tìm hiểu thêm về nghề gốm Bát Tràng xưa và nay.

Vị trí tham quan lò bầu cổ ở đâu?

Lò bầu cổ nằm tại Xóm 3, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trước đây, tại làng nghề Bát Tràng có khoảng 20 chiếc lò bầu, nhưng do sự phát triển của công nghệ, hiện nay chỉ còn lại 1 chiếc lò duy nhất.

Địa điểm tham quan lò bầu cổ tại Bát Tràng
Địa điểm tham quan lò bầu cổ tại xóm 3, xã Bát Tràng

Mặc dù lò cổ này không còn được sử dụng để nung gốm từ năm 1990, nhưng nó vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn tham quan và khám phá di sản văn hóa của nghề gốm Bát Tràng. 

Bản đồ Lò Bầu Cổ Bát Tràng

Lò Bầu Cổ Bát Tràng là một trong những địa điểm nổi tiếng của làng nghề gốm sứ Bát Tràng, nơi gìn giữ và truyền lại phương pháp làm gốm truyền thống của làng nghề. Dưới đây là bản đồ giúp bạn dễ dàng tìm đường tới thăm quan lò bầu cổ này.

Bản đồ Google Maps của Lò Bầu cổ Bát Tràng

Cấu trúc của lò bầu có gì đặc biệt?

Lò bầu có cấu trúc độc đáo gồm nhiều bầu, thường có 5-7 hay 10 bầu. Bầu có hình vòm cuốn, liên tiếp vuông góc với trục tiêu, tạo thành hình dáng giống như 5 hoặc 7 vỏ sò úp lên nhau.

Cấu trúc của lò bầu
Lò bầu cổ có cấu trúc giống 5-7 vỏ sò chồng lên nhau

Vòm cuốn của lò được xây dựng bằng loại gạch chịu lửa cao, giúp chịu nhiệt tốt trong quá trình nung gốm. Đặc biệt, độ nghiêng của lò so với phương nằm ngang nằm trong khoảng từ 12 đến 15 độ giúp tối ưu hóa quá trình nung gốm. 

Cấu trúc của lò bầu cổ
Độ nghiêng của lò bầu cổ khi nhìn từ cửa lò

Với thể tích khoảng 50-70m³, lò bầu cổ có khả năng nung nhiều sản phẩm lớn cùng một lúc, giữ vai trò quan trọng trong nghề gốm truyền thống.

Trích: “Bát Tràng làng nghề, làng văn” của Nhà Xuất Bản Hà Nội

Lò bầu cổ khác biệt gì so với các lò nung hiện đại?

Lò bầu và lò nung hiện đại (lò gas) có nhiều điểm khác biệt về nguyên liệu, nhiên liệu đốt, kỹ thuật chế tác và loại sản phẩm được tạo ra. Dưới đây là bảng so sánh giữa hai loại lò này:

Tiêu chí Lò bầu Lò gas hoặc lò điện
Nguyên liệu xây lò Đất Tử Lạc, Bích Nhôi, Trúc Thôn Gạch, vỏ thép chịu lửa
Nhiên liệu đốt Củi Gas, dầu hoặc điện
Kỹ thuật chế tác Vuốt tay trên bàn xoay Vuốt tay, đổ rót, in khuôn
Sản phẩm Bát đĩa, bình gốm, chum chậu,… Bát đĩa, cốc sứ, ấm chén,…

Ngoài 2 loại lò nung trên, tìm hiểu thêm về các loại lò nung gốm Bát Tràng để hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng loại lò nung.

Lò bầu cổ có giá trị gì trong việc bảo tồn di sản gốm Bát Tràng?

Lò bầu cổ Bát Tràng là một trong những di sản văn hóa quý giá của làng nghề, đại diện cho kỹ thuật nung gốm truyền thống.

Lò bầu cổ Bát Tràng
Lò bầu cổ gìn giữ kỹ thuật nung gốm truyền thống của làng nghề

Việc bảo tồn lò bầu cổ giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về nguồn gốc và sự phát triển của nghề gốm Bát Tràng ngày nay.

Du khách tham quan và tìm hiểu về nghề làm gốm truyền thống tại lò bầu cổ

Lò bầu cổ hiện nay là điểm đến hấp dẫn cho du khách và những người yêu thích gốm. Tại đây, du khách tham quan, tìm hiểu thêm về quy trình làm gốm Bát Tràng.

Du khách trải nghiệm gì với Lò bầu cổ tại Bát Tràng?

Dưới đây là các hoạt động thú vị mà du khách có cơ hội trải nghiệm khi đến lò bầu cổ Bát Tràng:

Trải nghiệm khi đến lò cổ Bát Tràng
Những hoạt động du khách trải nghiệm khi đến lò bầu cổ Bát Tràng
  • Chiêm ngưỡng quy trình sản xuất gốm xưa: Tại lò bầu cổ, du khách có thể ngắm nhìn các tranh ảnh và hiện vật trưng bày, thể hiện quy trình làm gốm từ giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu đến khi nung sản phẩm. 
Tìm hiểu quy trình sản xuất gốm truyền thống
Tranh ảnh trưng bày thể hiện quy trình làm gốm truyền thống
  • Trải nghiệm làm gốm thủ công: Bên ngoài lò bầu cổ có khu vực dành riêng cho du khách trải nghiệm làm gốm thủ công. Tại đây, du khách, đặc biệt là các em nhỏ, sẽ có cơ hội tự tay nặn những sản phẩm gốm theo ý thích. 

Hoạt động làm gốm thủ công diễn ra tại lò bầu cổ

  • Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Lò bầu cổ hiện nay đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các học sinh và sinh viên. Tổ chức các buổi ngoại khóa tìm hiểu về nghề gốm Bát Tràng. 
Hoạt động ngoại khóa tại lò bầu cổ
Địa điểm tổ chức các hoạt động ngoại khóa hữu ích

Có bao nhiêu loại lò nung Bát Tràng tính từ xưa đến nay? 

Trải qua nhiều thời kỳ, làng gốm Bát Tràng đã có 6 loại lò nung gốm sứ được sử dụng từ xưa đến nay gồm:

6 loại lò nung tại Bát Tràng
6 loại lò nung gốm tại Bát Tràng từ xưa đến nay
  • Lò Ếch
  • Lò Đàn
  • Lò Bầu (Lò Rồng)
  • Lò Hộp (Lò Đứng)
  • Lò Con Thoi (Lò gas)
  • Lò điện

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Bát Tràng Việt Nam về Lò bầu cổ. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết hay về làng gốm Bát Tràng nhé!