Khám phá quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng chi tiết

Mỗi xưởng, mỗi nhà tại Bát Tràng sẽ có 1 quy trình sản xuất sản phẩm gốm sứ (gồm nhiều bước) khác nhau để tạo ra sản phẩm mang tính đặc trưng riêng của nhà đó.

Tuy nhiên, trong bài viết này, Bát Tràng Việt Nam sẽ tóm lại các khâu chế tác gốm sứ tại làng với 8 bước cơ bản gồm: chọn đất, chế tác, nung sản phẩm đến kiểm tra thành phẩm, để bạn đọc dễ hình dung nhất về tổng quan quy trình sản xuất gốm sứ nói chung tại làng nghề.

quy-trinh-san-xuat-gom-su-bat-trang-viet-nam-22
Chi tiết quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng

Quy trình này là sự kết hợp tinh tế giữa kỹ thuật chế tác truyền thống và hiện đại, giúp nâng cao công suất sản xuất và giữ vững chất lượng của các sản phẩm gốm sứ. 

Bên cạnh đó, các yếu tố như chất lượng nguyên liệu, kỹ thuật chế tác, tay nghề thợ gốm và trang thiết bị cũng tác động đến quá trình sản xuất gốm sứ tại các xưởng.

Bài viết dưới đây sẽ khám phá chi tiết các bước sản xuất, đồng thời giới thiệu những dòng sản phẩm đặc trưng như gốm sứ gia dụng, gốm sứ trang trí, gốm sứ thờ cúng và gốm sứ xây dựng, thể hiện tinh hoa của làng nghề Bát Tràng.

Bước 1: Chọn đất và lọc đất

Nguyên liệu chính để làm gốm sứ Bát Tràng là đất sét (đất thó). Loại đất sét được chọn phải đạt các tiêu chí cao về chất lượng: đất sét có màu trắng, độ dẻo tốt, hạt mịn và khó tan trong nước. 

quy-trinh-san-xuat-gom-su-bat-trang-viet-nam-7
Đất sét là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ Bát Tràng Việt Nam

Sau khi chọn đất, công đoạn lọc đất được thực hiện để loại bỏ các tạp chất có trong đất. Quá trình xử lý giúp đất đạt được độ tinh khiết để đảm bảo sản phẩm gốm có độ bền cao, màu sắc đẹp và không bị nứt vỡ khi nung.

Ngoài đất sét, các xưởng sản xuất hiện đại ngày nay còn sử dụng đất cao lanh đã qua sơ chế để sản xuất sản phẩm gốm sứ.

quy-trinh-san-xuat-gom-su-bat-trang-viet-nam-4
2 nguồn nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ Bát Tràng

Bước 2: Tạo hình sản phẩm

Tạo hình cũng là 1 trong những bước quan trọng trong các khâu sản xuất gốm sứ. Tại Bát Tràng, hầu hết các nhà xưởng đều hiện đang áp dụng 3 phương pháp chính sau:

  • Vuốt tay: Đây là phương pháp truyền thống, người thợ gốm sẽ vuốt đất trên bàn xoay thủ công và tạo hình cho sản phẩm theo ý muốn. Phương pháp này đòi hỏi người thợ phải có kỹ năng tay nghề cao, độ chính xác và tỉ mỉ.
  • Đổ rót vào khuôn: Đất sét loãng được đổ vào khuôn có sẵn hình dáng (thường là khuôn thạch cao). Phương pháp này giúp tạo hình nhanh chóng, đồng đều về chất lượng.
  • In khuôn: Sử dụng lực ép để nén đất sét vào khuôn thạch cao. Ưu điểm của phương pháp này cũng là hạn chế hao tổn nguyên liệu, sản phẩm đồng đều, tạo hoa văn, họa tiết trên khuôn, tiết kiệm thời gian.
Kỹ thuật tạo hình gốm sứ Bát Tràng
3 phương pháp tạo hình sản phẩm gốm sứ

Bước 3: Sơ nung

Sau khi tạo hình, sản phẩm trải qua công đoạn sơ nung nhằm làm khô gốm. Nhiệt độ lò nung sẽ được điều chỉnh tăng dần để hơi nước trong đất bốc hơi, giúp sản phẩm khô từ từ mà không bị nứt vỡ.

quy-trinh-san-xuat-gom-su-bat-trang-viet-nam-6
Sản phẩm gốm sứ được xếp lên giá để sơ nung

Ngoài ra, sản phẩm cũng có thể được hong khô tự nhiên bằng cách xếp lên giá đặt ở nơi thoáng mát.

Bước 4: Sửa hàng phơ (chuốt lại sản phẩm)

Tiếp đến, sản phẩm sẽ được đưa lên bàn xoay để chuốt lại. Thợ gốm sẽ cắt gọt những chi tiết thừa và sửa chữa những khuyết điểm nhỏ. 

Thợ gốm chuốt lại sản phẩm trước khi tráng men

Đối với các sản phẩm như ấm chén, ly cốc,… lúc này sẽ tiến hành chắp nối các bộ phận lại với nhau, ví dụ như gắn vòi ấm, quai cầm hay nắp đậy.

quy-trinh-san-xuat-gom-su-bat-trang-viet-nam-24
Chắp nối các bộ phận của sản phẩm với nhau

Bước 5: Tráng men

Sau khi sản phẩm mộc đã được sửa chữa xong, chúng sẽ được làm sạch bằng chổi lông trước khi chuyển sang bước nhúng men. Men gốm có thể được tráng lên sản phẩm bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như:

quy-trinh-san-xuat-gom-su-bat-trang-viet-nam-8
Các kỹ thuật tráng men tại Bát Tràng
  • Phun men: Dùng súng phun men để tạo nên lớp men đều, mỏng trên bề mặt.
  • Nhúng men: Nhúng toàn bộ sản phẩm vào trong dung dịch men, phù hợp với những sản phẩm nhỏ như bát, đĩa, ly, lọ hoa,…
  • Láng men: Sử dụng cọ để quét lớp men thủ công lên sản phẩm.
  • Kìm men: Nhúng sản phẩm vào trong men và xoay nhẹ để men được dàn đều trên bề mặt.
  • Dội men: Dội men trực tiếp lên toàn bộ sản phẩm có kích thước lớn như lộc bình, chum, chậu,…
  • Đúc men: Đổ dung dịch men vào khuôn chứa sản phẩm.

Tùy vào từng loại sản phẩm, thợ gốm sẽ sử dụng các dòng men khác nhau như men nâu, men trắng, men xanh ngọc,… 

Bước 6: Trang trí sản phẩm

Trang trí là công đoạn mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ riêng cho từng sản phẩm gốm sứ. Tại Bát Tràng, một số kỹ thuật chế tác chính thường được sử dụng là:

quy-trinh-san-xuat-gom-su-bat-trang-viet-nam-9
5 kỹ thuật trang trí gốm sứ độc đáo tại Bát Tràng
  • Vẽ tay: Dùng bút lông để vẽ họa tiết trực tiếp lên bề mặt sản phẩm. Đây là phương pháp thủ công yêu cầu sự tỉ mỉ và khéo léo.
  • Đắp nổi: Họa tiết được đắp nổi lên bề mặt, tạo hiệu ứng 3D sống động và bắt mắt.
  • Vẽ vàng: Dùng vàng 24K vẽ nét mảnh điểm xuyết trên viền họa tiết, miệng, đáy sản phẩm để tạo nên điểm nhấn sang trọng.
  • Dát vàng: Sử dụng vàng 24K phủ lên toàn bộ họa tiết đắp nổi của sản phẩm gốm sứ.
  • Chạm khắc: Các họa tiết sẽ được khắc sâu vào bề mặt sản phẩm, tạo nên sự độc đáo và tinh xảo.

Bên cạnh các kỹ thuật chế tác gốm sứ, bạn đọc tìm hiểu thêm các họa tiết đặc trưng trên gốm sứ Bát Tràng.

Bước 7: Nung

Sau khi hoàn thiện các bước trang trí, sản phẩm sẽ được đưa vào lò nung ở nhiệt độ cao từ 1000 đến 1200 độ C, tùy thuộc vào từng dòng sản phẩm. 

Gốm sứ Bát Tràng được đưa vào lò gas nung ở nhiệt độ cao

Hiện nay, các lò nung tại Bát Tràng thường sử dụng lò gas để điều chỉnh nhiệt độ chính xác, đảm bảo sản phẩm có độ bền và màu sắc đồng đều.

Bước 8: Lọc hàng (kiểm tra chất lượng)

Cuối cùng, sau khi nung xong, sản phẩm sẽ được làm nguội từ từ. Các thợ gốm có kinh nghiệm sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng từng sản phẩm. 

quy-trinh-san-xuat-gom-su-bat-trang-viet-nam-12
Sản phẩm được kiểm tra kỹ lưỡng sau khi mang ra khỏi lò nung

Những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, có lỗi nhỏ sẽ được gửi về xưởng để sửa chữa, còn những sản phẩm bị lỗi nặng sẽ bị loại bỏ. Chỉ những sản phẩm hoàn hảo mới được xuất xưởng và đến tay khách hàng.

Các sản phẩm gốm sứ đạt tiêu chuẩn cao sẽ được xuất xưởng

Sau khi tìm hiểu quy trình sản xuất chung của gốm sứ Bát Tràng, có thể thấy đây là các bước cơ bản áp dụng cho hầu hết các sản phẩm. Tuy nhiên, mỗi dòng sản phẩm gốm sứ cụ thể đều có những kỹ thuật chế tác riêng, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chi tiết hơn trong từng giai đoạn. 

quy-trinh-san-xuat-gom-su-bat-trang-viet-nam-2
Quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng chi tiết

Ví dụ, quy trình sản xuất ấm chén đòi hỏi thêm kỹ thuật ghép nối vòi, quai, nắp. Trong khi các khâu sản xuất lọ hoa tập trung vào kỹ thuật tạo hình và trang trí tinh xảo. Hay đối với các bước chế tác đồ thờ cần chú trọng vào khâu chế tạo men và trang trí hoa văn. Từng loại sản phẩm sẽ có cách chế tác riêng, phù hợp với đặc tính và yêu cầu của chúng.

Sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong sản xuất gốm sứ Bát Tràng như thế nào?

Theo như bài viết so sánh Nghề gốm Bát Tràng Xưa và Nay, quy trình chế tác gốm sứ Bát Tràng ngày nay đã kết hợp kỹ thuật chế tác truyền thống và hiện đại. Những cải tiến này được thể hiện trong bảng dưới đây: 

Sản xuất truyền thống Sản xuất hiện đại
Chọn đất và xử lý đất Nguồn đất tự nhiên chủ yếu từ các vùng Thạch Thất, Đông Anh và Phù Đổng

Quy trình lọc đất được làm thủ công. Đất được ngâm trong các bể chứa và nhào kỹ lưỡng

Đất vẫn được chọn lọc kỹ lưỡng, xử lý bằng máy móc, đảm bảo chất lượng đất đạt tốt nhất

Các xưởng cũng có thể nhập đất từ các cơ sở sản xuất đất đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn cao

Tạo hình Tạo hình bằng phương pháp vuốt tay be trạch trên bàn xoay Tạo hình sản phẩm bằng phương pháp vuốt tay, in khuôn, đổ rót,… tăng hiệu suất và độ hoàn thiện đồng đều
Phơi khô Phơi khô tự nhiên bằng ánh nắng mặt trời Sử dụng lò để sơ nung, dễ dàng tùy chỉnh nhiệt độ phù hợp, đảm bảo sản phẩm khô đồng đều
Tráng men Chủ yếu nhúng sản phẩm trực tiếp vào trong men hoặc quét men lên bề mặt

Dòng men truyền thống như men tro, men nâu, men trắng ngà,…

Áp dụng nhiều kỹ thuật tráng men như nhúng men, dội men, phun men,… để đạt được độ dày mỏng của men như mong muốn

Phục hồi và phát triển các dòng men truyền thống. Ngoài ra, còn sáng tạo ra những dòng men mới như men hỏa biến, men tử sa, men kim sa,…

Trang trí Họa tiết chủ yếu mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh như tứ linh, phong cảnh thiên nhiên,…

Sử dụng các kỹ thuật chạm khắc, vẽ tay thủ công để chế tác họa tiết

Đa dạng mẫu họa tiết mang giá trị nghệ thuật cao, phóng khoáng, đa dạng đề tài

Áp dụng nhiều kỹ thuật trang trí hoa văn tinh xảo như đắp nổi, vẽ vàng,… Ngoài ra, còn có thể in decal, in lụa, khắc laser họa tiết lên bề mặt sản phẩm

Lò nung Sử dụng lò bầu, lò đứng xây bằng gạch đốt bằng than, củi

Thời gian nung mất khoảng 2 ngày

Thay thế bằng lò con thoi (lò gas) điều chỉnh nhiệt độ từ bên ngoài

Thời gian nung nhanh chóng trong vòng khoảng 12 – 24 giờ

Ngoài những sự phát triển, đổi mới trong kỹ thuật chế tác, bạn đọc tìm hiểu thêm về đặc điểm của gốm sứ Bát Tràng lưu truyền qua dòng thời gian.

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến các khâu sản xuất gốm sứ Bát Tràng?

Sản xuất gốm sứ Bát Tràng là 1 quá trình khá công phu, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Theo góc nhìn của Bát Tràng Việt Nam thì có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến quy trình sản xuất gốm sứ tại Bát Tràng:

quy-trinh-san-xuat-gom-su-bat-trang-viet-nam-3
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quy trình sản xuất

1. Chất lượng nguyên liệu 

Nguyên liệu là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong việc quyết định chất lượng sản phẩm. Vì thế, đất phải được lựa chọn kỹ lưỡng và xử lý đúng quy trình trước khi sản xuất, để đảm bảo độ bền chắc cho sản phẩm.

quy-trinh-san-xuat-gom-su-bat-trang-viet-nam-21
Các bể chứa nước xử lý đất sét tại Bát Tràng

Ngoài ra, men cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo màu sắc, độ sáng bóng và lớp bảo vệ cho sản phẩm. Việc pha chế theo tiêu chuẩn để men có độ bám dính tốt, đạt độ bóng, mịn và màu sắc chính xác.

quy-trinh-san-xuat-gom-su-bat-trang-viet-nam-20
Chất lượng men tạo nên độ bóng mịn cho sản phẩm khi phủ men

Đặc biệt, nước sử dụng để làm gốm phải là nước sạch, không lẫn tạp chất để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

2. Kỹ thuật chế tác

Các kỹ thuật chế tác như tạo hình, nung, trang trí và tráng men đòi hỏi được thực hiện chuẩn xác để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

  • Kỹ thuật tạo hình: Quyết định kiểu dáng, độ đồng đều, vẻ ngoài của sản phẩm.
  • Kỹ thuật nung: Nhiệt độ nung và thời gian nung được điều chỉnh đúng, giúp sản phẩm được nung chín, chuẩn màu men, đạt độ bền cao.
  • Kỹ thuật trang trí: Thợ gốm Bát Tràng sử dụng các phương pháp chế tác vẽ tay, đắp nổi, vẽ vàng,… tỉ mỉ, trau chuốt mang lại giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật cho sản phẩm.
  • Kỹ thuật tráng men: Lớp men phải được tráng đúng kỹ thuật, phủ đều lên bề mặt, tạo nên độ dày mỏng phù hợp.
ky-thuat-che-tac-gom-su
Các kỹ thuật chế tác gốm sứ ảnh hưởng đến quy trình chế tác

3. Tay nghề của thợ gốm

Tay nghề của thợ gốm đóng vai trò quyết định đến sự thành công của mỗi sản phẩm. Đặc biệt, các bước tạo hình, chuốt lại sản phẩm, nhúng men, trang trí đều yêu cầu kỹ năng cao và sự tỉ mỉ của người thợ. 

Đội ngũ thợ gốm tay nghề cao quyết định đến chất lượng sản phẩm

Ngày nay, tại các xưởng gốm Bát Tràng, mỗi công đoạn đều đã được chuyên môn hóa. Vì thế, những thợ gốm có kinh nghiệm sẽ đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn, tinh xảo, sắc nét đến từng chi tiết. 

4. Trang thiết bị, máy móc

Các xưởng sản xuất đã áp dụng các trang thiết bị hiện đại vào quy trình, giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Đồng thời nâng cao hiệu suất và sự đồng đều trong từng lô sản phẩm.

nghe-lam-gom-bat-trang-xua-va-nay-30
Trang thiết bị máy móc tối ưu quy trình sản xuất

Các dòng sản phẩm đặc trưng của gốm sứ Bát Tràng

Gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng với sự đa dạng về sản phẩm, phục vụ từ đời sống hàng ngày đến trang trí không gian, thờ cúng và xây dựng. Dưới đây là những dòng sản phẩm đặc trưng của gốm sứ Bát Tràng:

  • Gốm sứ gia dụng: Bao gồm các sản phẩm phục vụ đời sống như bát đĩa, ấm chén, ly cốc sứ, chum ngâm rượu, hũ đựng gạo,… với chất lượng bền đẹp, an toàn cho sức khỏe.

Các sản phẩm gốm sứ gia dụng phục vụ đời sống

  • Gốm sứ trang trí: Những tác phẩm nghệ thuật cao cấp như bình hoa, bình hút lộc, tượng gốm sứ, lu nước,… thường được dùng để làm đẹp không gian sống.
dong-san-pham-dac-trung-cua-bat-trang-26
Lộc bình Bát Tràng trang trí sang trọng
  • Gốm sứ thờ cúng: Vật phẩm thờ cúng được chế tác tinh xảo, mang lại không gian thờ cúng trang nghiêm, thanh tịnh.

Đồ thờ Bát Tràng mang lại không gian thờ cúng trang trọng, tinh xảo

  • Gốm sứ xây dựng: Các sản phẩm như ngói âm dương, gạch thẻ ốp tường, gạch thông gió, gạch cổ,… mang hoa văn tinh xảo, tạo nên phong cách kiến trúc độc đáo và trang nhã.

Các loại gạch gốm trong kiến trúc xây dựng

Để lại một bình luận