Những đặc điểm của gốm Bát Tràng – Lưu truyền theo dòng thời gian

Từ thế kỷ 14 – 15, làng gốm Bát Tràng đã hình thành và phát triển cho đến ngày nay. Qua nhiều thế kỷ, gốm sứ Bát Tràng không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng vẫn lưu truyền những giá trị quý báu trong chế tác theo dòng thời gian. 

Đặc điểm của gốm Bát Tràng theo thời gian
Những đặc điểm được lưu truyền của gốm Bát Tràng theo dòng thời gian

Bài viết này sẽ khám phá những đặc điểm nổi bật của gốm Bát Tràng qua 3 phương pháp chế tác độc đáo: vuốt tay, đổ rót và in khuôn. Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về 4 loại hình gốm sứ chính mà Bát Tràng cung cấp gồm: gốm sứ gia dụng, gốm sứ trang trí, gốm sứ thờ cúng và gốm sứ xây dựng

Bên cạnh đó, bài viết cũng sẽ khám phá sự đa dạng trong họa tiết trang trí, từ linh vật phong thủy, hoa lá, chim muôn đến phong cảnh và câu chúc cổ. Đặc biệt là 6 dòng men truyền thống chính: men tro, men nâu, men lam, men trắng ngà, men xanh rêu và men rạn

Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm hiểu về minh văn – yếu tố quan trọng giúp xác định nguồn gốc và giá trị văn hóa của từng sản phẩm gốm sứ. 

Những kỹ thuật nào được sử dụng để chế tác gốm sứ Bát Tràng?

Nghề làm gốm Bát Tràng xưa đến nay vừa giữ gìn phương pháp chế tác truyền thống vừa áp dụng thêm các kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn. Dưới đây là 3 kỹ thuật chế tác chính đang được sử dụng phổ biến:

Kỹ thuật tạo hình gốm sứ Bát Tràng
3 kỹ thuật tạo hình sản phẩm phổ biến nhất tại Bát Tràng

Vuốt tay và be chạch trên bàn xoay

Đây là phương pháp chế tác cổ truyền, thể hiện tài năng và kỹ thuật điêu luyện của các nghệ nhân Bát Tràng.

Vuốt tay: Người thợ đặt đất vào giữa bàn xoay, sử dụng chân để quay bàn. Đồng thời dùng tay vuốt đất và tạo hình sản phẩm. 

Kỹ thuật vuốt tay tạo hình sản phẩm gốm sứ trên bàn xoay

Be chạch: Đây cũng là 1 hình thức vuốt sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà. Be chạch thường được áp dụng cho các sản phẩm lớn và có dáng tròn, cân đối. Thợ gốm sử dụng tay vừa be, vừa kéo đất để định hình sản phẩm trên bàn xoay.

Kỹ thuật be chạch trên bàn xoay
Kỹ thuật be chạch đắp chồng từng dải đất để tạo hình sản phẩm

Đổ rót

Ngày nay, kỹ thuật đổ rót được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất gốm sứ tại Bát Tràng. Phương pháp đổ rót giúp tạo ra nhiều sản phẩm đồng loạt, tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả sản xuất.

Kỹ thuật đổ rót
Kỹ thuật đổ rót giúp tạo ra sản phẩm đồng loạt, số lượng lớn trong thời gian ngắn

Muốn thực hiện phương pháp này, thợ gốm Bát Tràng trước hết phải chế tạo ra nhiều khuôn thạch cao. Khuôn sẽ có nhiều loại cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Loại đơn giản thường là khuôn 2 mang, loại phức tạp là tạo hình sẵn theo kiểu dáng của sản phẩm.

Máy tạo khuôn thạch cao cho quy trình thực hiện phương pháp đổ rót

Sau khi đã có khuôn mẫu, thợ gốm chỉ cần rót hồ đất vào khuôn là đã tạo được sản phẩm mộc. Tùy vào từng sản phẩm sẽ có thời gian tháo khuôn khác nhau.

Sau thời gian nhất định, sản phẩm mộc được tháo ra khỏi khuôn

In khuôn

Bên cạnh phương pháp đổ rót, để phục vụ nhu cầu sản xuất gốm sứ số lượng lớn, làng gốm Bát Tràng còn sử dụng kỹ thuật in khuôn. 

Phương pháp in khuôn tạo hình sản phẩm
Khuôn in tạo hình cỡ lớn cho sản phẩm lu nước

Thợ gốm Bát Tràng thường chế tác 1 sản phẩm mẫu có kiểu dáng và kích thước chuẩn để đổ khuôn (khuôn thạch cao hoặc khuôn gỗ), phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt.

Khuôn in tạo hình kiểu dáng, kích thước, họa tiết trên sản phẩm theo tiêu chuẩn

Quá trình được thực hiện bằng cách đặt khuôn trên bàn xoay, thợ gốm sẽ ném đất mạnh vào giữa lòng khuôn, quay bàn xoay và kéo cán để tạo hình. Phương pháp này giúp đảm bảo sản phẩm có hình dáng đồng đều và chất lượng ổn định.

Nậm rượu được tạo hình bằng phương pháp in khuôn
Sản phẩm nậm rượu được tạo hình đồng đều bằng phương pháp in khuôn

Bát Tràng Việt Nam cung cấp những loại hình gốm sứ nào?

Bát Tràng Việt Nam cung cấp 4 dòng sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đặc trưng là gốm sứ gia dụng, gốm sứ trang trí, gốm sứ thờ cúng và gốm sứ xây dựng.

4 loại hình gốm sứ Bát Tràng đặc trưng
4 loại hình gốm sứ đặc trưng tại Bát Tràng

Gốm sứ gia dụng

Gốm sứ gia dụng là dòng sản phẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. Các sản phẩm được chế tác bằng chất liệu gốm sứ chất lượng, nung ở nhiệt độ cao để đảm bảo độ bền chắc trong quá trình sử dụng và an toàn tuyệt đối với sức khỏe người dùng.

Bát đĩa gốm sứ Bát Tràng
Gốm sứ gia dụng Bát Tràng chất lượng cao phục vụ đời sống hàng ngày

Các sản phẩm gốm sứ gia dụng đặc trưng của Bát Tràng: ấm chén, bát đĩa, ly cốc sứ, chum đựng rượu, hũ muối dưa, nậm rượu,… Mỗi sản phẩm đều có đa dạng mẫu mã, kích thước để phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Sản phẩm gia dụng gốm sứ Bát Tràng đa dạng mẫu mã để lựa chọn

Gốm sứ trang trí

Gốm sứ trang trí Bát Tràng bao gồm các sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao, thường được trưng bày, làm đẹp cho không gian sống hoặc tặng quà vào các dịp đặc biệt.

nghe-lam-gom-bat-trang-xua-va-nay-9
Mai bình gốm sứ Bát Tràng chế tác tinh xảo mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho không gian khi bày trí

Một số sản phẩm gốm sứ trang trí Bát Tràng được ưa chuộng nhất là: lọ hoa, bình hút lộc, lục bình, tượng gốm sứ, chậu hoa, thác nước,…

Một số sản phẩm gốm sứ trang trí được ưa chuộng tại Bát Tràng

Các sản phẩm này đều là sự kết hợp giữa chất liệu gốm sứ Bát Tràng chất lượng cùng các kỹ thuật chế tác tinh xảo, tạo nên những sản phẩm trang trí có giá trị thẩm mỹ cao.

Lọ hoa gốm sứ cắm hoa tươi đẹp mắt
Lọ hoa chế tác tinh xảo, tạo điểm nhấn cho không gian

Gốm sứ thờ cúng

Đồ thờ gốm sứ Bát Tràng phục vụ việc thờ cúng tâm linh, truyền thống của người Việt. Các sản phẩm đồ thờ được chế tác tỉ mỉ, tuân theo các quy chuẩn được lưu truyền, đảm bảo giá trị phong thủy.

Bộ đồ thờ bàn thờ Phật đầy đủ
Đồ thờ gốm sứ mang lại không gian thờ cúng tâm linh thiêng liêng, trang trọng

Bát Tràng Việt Nam cung cấp đầy đủ mọi vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ như bát hương, mâm bồng, kỷ chén thờ, bình hoa,… Đồ thờ Bát Tràng được chế tác kỹ lưỡng, góp phần nâng tầm không gian thờ sang trọng.

Bát Tràng sản xuất đầy đủ các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ

Các sản phẩm thờ cúng Bát Tràng sử dụng 4 dòng men chính: men rạn, men lam, men ngọc lục bảo và men màu. Cùng với đó là các họa tiết ý nghĩa trong phong thủy như lưỡng long chầu nguyệt, hoa sen, cuốn thư, công đào,… được chế tác tinh xảo trên bề mặt.

dong-san-pham-dac-trung-cua-bat-trang-44
4 dòng men chính được sử dụng để chế tác đồ thờ gốm sứ

Gốm sứ xây dựng

Gốm sứ xây dựng Bát Tràng chủ yếu là các dòng gạch chất lượng cao như gạch thẻ, gạch thông gió, ngói âm dương,… Vật liệu có kết cấu bền chắc, màu sắc và hoa văn tinh xảo, tạo nên các mảng kiến trúc tinh tế, công trình đẹp mắt mang giá trị nghệ thuật cao.

dong-san-pham-dac-trung-cua-bat-trang-5
Một số mẫu gạch gốm Bát Tràng sở hữu màu sắc độc đáo, thiết kế ấn tượng tạo ra các mảng kiến trúc tinh tế

Những vật liệu xây dựng bằng gốm của Bát Tràng đóng vai trò quan trọng trong nhiều công trình kiến trúc lớn nhỏ. Từ nhà ở truyền thống cho đến những công trình đồ sộ như đền, chùa, miếu thờ, biệt thự, khách sạn, resort,…

Vật liệu gốm sứ Bát Tràng góp phần tăng thêm vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho các công trình kiến trúc

Với kết cấu bền vững, màu sắc sang trọng và hoa văn độc đáo, sản phẩm gốm sứ xây dựng Bát Tràng là lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn tạo nên không gian kiến trúc ấn tượng và đậm chất nghệ thuật.

Gạch gốm được sử dụng trong xây dựng nhà ở, đền chùa, nhà thờ,…

Có những họa tiết trang trí nào trên gốm sứ Bát Tràng?

Họa tiết trang trí trên gốm sứ Bát Tràng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều đề tài trang trí. Cho đến nay, các họa tiết trang trí phổ biến trên sản phẩm gốm sứ Bát Tràng là:

Họa tiết đặc trưng trên gốm sứ Bát Tràng
Các họa tiết trang trí được ứng dụng phổ biến trên gốm sứ Bát Tràng
  • Linh vật phong thủy: Các hình tượng linh vật như tứ linh, rồng, phượng, long mã, rùa,… Đây là những họa tiết được ưa chuộng trong phong thủy, giúp gia chủ thu hút tài lộc và thịnh vượng.
  • Hoa văn hoa lá: Họa tiết về các loài hoa như hoa sen, hoa mai, hoa cúc, hoa đào, hoa phù dung,… có giá trị thẩm mỹ cao và mang ý nghĩa tốt lành. 
  • Hoa văn chim muông: Các loài chim như chim công, chim hạc, chim trĩ, chim én, chim vẹt,… tượng trưng cho sự cao quý, hạnh phúc và trường thọ. 
  • Họa tiết phong thủy: Những hình ảnh như Thuận buồm xuôi gió, Mã đáo thành công, Tùng hạc diên niên, Ngư ông đắc lợi,… được chế tác tỉ mỉ, tinh xảo mang ý nghĩa cầu chúc sự thành công, thuận lợi trong công việc và cuộc sống.
  • Phong cảnh: Các cảnh vật như sơn thủy, cảnh đi săn, cảnh đánh cá,… thường được khắc họa với những nét vẽ sống động trên sản phẩm gốm sứ.
  • Câu chúc: Các câu chúc như Phát tài phát lộc, Vạn sự như ý,… kết hợp trên các sản phẩm gốm sứ với ý nghĩa cầu mong sự sung túc, bình an và may mắn cho gia chủ.

Bát Tràng có những dòng men truyền thống nào?

Men là lớp áo bên ngoài của gốm sứ, đóng vai trò bảo vệ, tăng độ bền cho sản phẩm và là hình thức trang trí hoa văn. Dưới đây là 6 dòng men truyền thống tại Bát Tràng:

nghe-lam-gom-bat-trang-xua-va-nay-23
6 dòng men truyền thống Bát Tràng truyền thống

Men tro

Men tro là loại men được sử dụng phổ biến nhất tại Bát Tràng từ thế kỷ XIV đến XIX. Loại men này được chế tác từ ba thành phần chính là đất sét trắng, vôi sốngtro trấu.

dong-men-truyen-thong-cua-gom-su-bat-trang-2
Nguyên liệu chính để pha chế men tro truyền thống

Sản phẩm gốm sứ men tro Bát Tràng nổi bật với màu sắc mộc mạc và tự nhiên. Các gam màu đặc trưng thường thấy bao gồm xanh rêu, nâu đất, trắng ngà và xanh lam nhạt, tạo nên vẻ đẹp giản dị, gần gũi. 

Men nâu

Men nâu là 1 trong những dòng men cổ đầu tiên tại Bát Tràng, mang đậm dấu ấn lịch sử. Màu sắc đặc trưng của men nâu là đỏ nâu hoặc màu bã trầu, phụ thuộc vào loại xương gốm được sử dụng trong quá trình chế tác.

dong-men-truyen-thong-cua-gom-su-bat-trang-3
Men nâu cổ phủ lên bộ đồ thờ đắp nổi Bát Tràng

Điểm đặc biệt của men nâu là không bóng và bề mặt men thường có vết sần, tạo nên vẻ đẹp độc đáo và điểm nhấn tinh tế cho các họa tiết trang trí. Qua thời gian, men nâu đã có nhiều cải tiến. Dòng men này có độ bóng và chuyển sang màu vàng xám, hay còn gọi là men da lươn

Men nâu được cải tiến thành lớp men bóng phủ lên bề mặt của các sản phẩm chum, gạch, bình hoa Bát Tràng

Men lam

Vào khoảng thế kỷ 14-15, nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã sáng tạo ra dòng men lam. Men lam được chế tác từ gốc oxit coban làm chất tạo màu, mang lại sắc xanh đặc trưng, với độ đậm nhạt dao động từ xanh chì đến xanh đen sẫm.

Men lam nhẵn mịn, bền màu trên đồ thờ Bát Tràng
Màu men lam tạo nên sắc xanh đặc trưng khi vẽ họa tiết lên nền men trắng

Đối với men lam, thợ gốm Bát Tràng sẽ sử dụng bút lông để vẽ các họa tiết tinh xảo. Sau đó phủ lên một lớp men trắng bóng có độ thủy tinh hóa cao. Lớp men này không chỉ bảo vệ và giữ cho màu sắc của men lam tươi sáng, mà còn tạo độ sáng bóng đẹp mắt sau khi nung.

Họa tiết men lam trên gốm sứ được phủ men tạo độ sáng bóng

Men trắng ngà

Men trắng ngà Bát Tràng thực chất là một loại men trắng, nhưng có sự đặc biệt ở chỗ men có thể ngả màu vàng ngà, bóng bẩy khi được nung ở nhiệt độ cao. Ở các mức nhiệt độ khác nhau, màu men có thể có màu trắng xám, trắng sữa, trắng đục.

dong-men-truyen-thong-cua-gom-su-bat-trang-15
Màu men trắng ngà trên gốm cổ được tìm thấy tại Bát Tràng

Men trắng ngà thường được sử dụng để phủ lên toàn bộ sản phẩm. Do chất men này được lọc kỹ, men mỏng và độ bền cao, nên ít khi xảy ra hiện tượng bong tróc, đảm bảo cho sản phẩm có thể sử dụng lâu dài mà vẫn giữ được vẻ đẹp ban đầu.

Màu men trắng ngà được phủ trên các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng ngày nay

Men xanh rêu

Men xanh rêu là 1 trong 3 loại men nổi bật nhất trong nhóm “tam thái” của gốm sứ Bát Tràng, cùng với men trắng ngà và men nâu. Men xanh rêu thường có nhiều sắc độ khác nhau, nhưng chủ yếu được chia thành 2 dạng màu sắc chính là rêu sẫmrêu nhạt

dong-men-truyen-thong-cua-gom-su-bat-trang-5
2 sắc độ men xanh rêu Bát Tràng là xanh sẫm và xanh nhạt

Với sắc xanh sang trọng, men xanh rêu thường được sử dụng để tô điểm lên các họa tiết trang trí nổi trên các sản phẩm gốm sứ, tạo nên sự hài hòa và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Men rạn

Men rạn sở hữu vẻ đẹp độc đáo riêng chỉ có tại làng gốm Bát Tràng. Nước men rạn được tạo ra nhờ sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men trong quá trình nung, tạo nên những vết rạn tự nhiên.

dong-men-truyen-thong-cua-gom-su-bat-trang-17
Màu men rạn trên gốm sứ Bát Tràng cổ được tạo ra nhờ sự chênh lệch độ co giữa xương gốm và men

Các vết rạn này thường chạy dọc và ngang, hình thành nên nhiều hình tam giác, tứ giác khác nhau, từ đó tạo nên các vết rạn to, rạn nhỏ, rạn chân chim,… Men rạn cũng rất phong phú về màu sắc như rạn ngà xám, rạn trắng ngà, rạn vàng ngà, vết rạn đenrạn trắng xám

Các vết rạn tự nhiên tạo nên điểm nhấn độc đáo cho các sản phẩm gốm sứ

Minh văn trong sản phẩm gốm sứ Bát Tràng

Minh văn là thông tin quan trọng cho biết niên đại sản xuất của hiện vật, họ tên và quê quán của tác giả, có khi cả chức tước của người đặt hàng. 

Các sản phẩm gốm cổ Bát Tràng trong bảo tàng có minh văn

Trong sưu tập đồ gốm Bát Tràng TK XIV- XIX, rất nhiều trường hợp có minh văn, một số tiêu biểu trong số đó là:

1. Đồ gốm có niên đại sớm nhất là chân đèn ở đình Liên Châu (Hà Tây), minh văn khắc cho biết Hoàng… ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An chế tạo vào năm Sùng khang thứ 7 (1572).

2. Tiếp đến là 4 chiếc chân đèn, tuy chỉ còn phần dưới, hiện ở chùa Bối Khê, xã Tam Hưng huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây. Trên các chân đèn đều có trang trí hình rồng, mây cuộn, hoa sen và nhiều hoa lá khác. Minh văn khắc cho biết người cung tiến, người làm, nơi làm là năm làm Sùng Khang thứ 9 (1574).

3. Chân đèn gốm hoa lam, có minh văn viết bằng men lam quanh chân, cho biết: thời gian chế tạo vào năm Đoan Thái thứ 3 (1588), để cúng vào chùa Đại Bi xã Yên Hưng huyện Thần Khê, phủ Tân Hưng.

4. Chân đèn 2 phần và lư hương có men vẽ và trang trí, đặc biệt là bông hoa nổi 12 cánh nhọn, để mộc, rất giống nhau, hiện do BTNH lưu giữ, có minh văn khắc trước đầu rồng cho biết thời gian chế tạo là ngày 20 tháng 8 năm Hưng Trị thứ 3 (1590). Trên lư hương có tới 27 dòng minh văn khắc cho biết:

– Tác giả: Đỗ Xuân Vi xã Bát Tràng 58 .

– Người đặt hàng làm lư hương này: họ Bùi, Phạm, Vũ, Nguyễn, .. để cúng vào chùa Thanh Quang thôn Cự Trữ xã phương Để, huyện Nam trực, phủ Thiên Trường.

– Niên đại của lư hương được quy chiếu theo chân đèn là ngày 20 tháng 8 năm Hưng trị thứ 3 (1590).

5. Ở BTLSVN còn nhiều chân đèn, lư hương khắc hay viết minh văn. Tuy không có dòng niên hiệu nhưng nhiều thông tin khác có thể giúp suy đoán niên đại hiện vật, họ tên tác giả chế tạo hay những người đặt hàng. Chẳng hạn, trên 2 lư hương (N21 và N22) mỗi lư đều khắc tới 20 dòng minh văn, cho biết:

– Tác giả: Đỗ Phủ và vợ là Nguyễn Thị Bản, con trai là Đỗ Xuân Vi, con gái là Đỗ Thị Tuân ở xã Bát Tràng.

Những người đặt hàng: thuộc họ Lê, Nguyễn, Đinh, …. ở các xã Lưu xá Đặng xá huyện Đan Phượng phủ Quốc Oai (nay là Hà Tây). Tuy không có dòng niên hiệu nhưng có thể suy đoán 2 lư hương này được làm vào khoảng trước năm 1587, lúc đó Đỗ Xuân Vi chưa lấy vợ là bà Lê Thị Ngọc.

Nguồn: Trích dẫn từ sách “Gốm Bát Tràng Thế Kỷ XIV – XIX” của Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam – Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam

Để lại một bình luận