Gốm Và Sứ: Đặc Điểm, Sự Khác Biệt, Cách Phân Biệt

Gốm và sứ Bát Tràng là 2 loại vật liệu phổ biến, xuất hiện rộng rãi trong các món đồ gia dụng trong đời sống, trang trí nghệ thuật hay sử dụng trong xây dựng. Về cơ bản, gốm và sứ có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có những sự khác biệt về bản chất. 

Đặc điểm và phân biệt gốm và sứ
Đặc điểm, sự khác biệt của gốm và sứ

Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về chất liệu gốm và sứ, bao gồm: đặc điểm, sự khác biệt cơ bảncách phân biệt thực tế. Ngoài ra, chúng tôi cũng đưa ra các lưu ý quan trọng khi mua sắm để giúp bạn chọn được sản phẩm đúng nhu cầu và xứng đáng với giá trị.

Gốm

Nghệ thuật truyền thống

  • 🌡️

    Nhiệt độ nung

    800-1100°C

  • 👆

    Bề mặt

    Xốp, thô ráp

  • 💧

    Độ thấm nước

    Cao, dễ thấm nước

  • 🎨

    Màu sắc

    Màu nâu tự nhiên của đất

  • 🔊

    Âm thanh

    Trầm đục khi gõ nhẹ

Sứ

Tinh tế & sang trọng

  • 🌡️

    Nhiệt độ nung

    1200-1400°C

  • 👆

    Bề mặt

    Mịn màng, sáng bóng

  • 💧

    Độ thấm nước

    Thấp, chống thấm tốt

  • 🎨

    Màu sắc

    Trắng tinh khiết

  • 🔊

    Âm thanh

    Trong, vang khi gõ nhẹ

Gốm và sứ là gì?

Gốm và sứ đều là những vật liệu quen thuộc trong cuộc sống, được tạo ra từ đất sét nung ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau, cụ thể như sau:

Đặc điểm của gốm

Gốm là vật liệu làm từ đất sét với đặc điểm: màu đất, chất xốp, độ hút ẩm cao. Gốm được ứng dụng đa dạng trong xây dựng (gạch xây, gạch ngói), trang trí (tranh, bình phong thủy), đồ gia dụng (chum rượu, ấm chén, hũ gạo).

Ứng dụng của gốm
Ứng dụng của gốm trong đời sống

Theo Wikipedia, thành phần của gốm bao gồm: hỗn hợp đất sét thô, các chất phụ gia, bộtnước. Để tạo ra được cốt gốm chuẩn, người thợ gốm phải chọn được loại đất có độ dẻo cao, hạt mịn. Sau đó xử lý (loại bỏ tạp chất), pha chế đất và nhào trộn để tạo ra cốt gốm chất lượng.

quy-trinh-san-xuat-gom-su-bat-trang-viet-nam-7
Đất sét làm gốm Bát Tràng

Tùy vào loại đất sét, phụ gia và nhiệt độ nung mà gốm sẽ có những đặc tính khác nhau. Một số loại gốm phổ biến nhất hiện nay là: gốm đất nung, gốm sành nâu, gốm sành trắng, đồ bán sứ, đồ sứ,… 

Nói chung, gốm là tên gọi chung chỉ các sản phẩm làm từ đất sét nung và sứ là 1 trong những dòng gốm.

Bình hoa gốm kết hợp hoa văn sứ

Đặc điểm của sứ

Sứ là 1 loại vật liệu gốm mịn, nổi bật với độ bền và tính thẩm mỹ cao. Sứ thường được sử dụng trong sản xuất các đồ dùng gia dụng (bát đĩa, cốc nước, khay mứt), trang trí (lọ hoa, tượng decor) và cả trong lĩnh vực công nghiệp (y tế, nha khoa, điện tử).

Ứng dụng của sứ
Ứng dụng của sứ trong đời sống

Nguyên liệu chính tạo ra sứ là đất cao lanh (đất sét trắng tinh khiết) chiếm khoảng 40-60% thành phần. Ngoài ra, sứ còn bao gồm các nguyên liệu khác như đất sét dẻo, thạch anh, tràng thạch, oxit kim loại nước

Đất cao lanh sản xuất sứ
Đất cao lanh sản xuất sứ

Sau khi được xử lý và tạo hình, sứ được nung ở nhiệt độ rất cao (khoảng 1200°C – 1400°C). Quá trình nung này giúp các thành phần kết hợp chặt chẽ với nhau, làm cho sứ có độ cứng vượt trội, tăng khả năng chịu nhiệt và chống thấm nước.

Các sản phẩm gia dụng bằng sứ sản xuất tại Bát Tràng

Sứ được chia thành 3 loại chính là: sứ cứng, sứ mềmsứ xương.

Ngoài đặc điểm của gốm và sứ, bạn bọc tìm hiểu thêm về ứng dụng trong đời sống qua các dòng gốm sứ đặc trưng.

Sự khác biệt giữa gốm và sứ thể hiện qua những tiêu chí nào?

Gốm và sứ có nhiều điểm khác biệt rõ rệt về nguyên liệu, nhiệt độ nung, các đặc tính vật lý và ứng dụng. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa gốm và sứ:

Tiêu chí Gốm Sứ
Nguyên liệu Đất sét thô, nhiều tạp chất, trộn thêm các chất phụ gia khác Đất sét tinh khiết (cao lanh) kết hợp với các khoáng chất như thạch anh, oxit kim loại
Bề mặt Thô ráp hơn, có thể thấy rõ các hạt và kết cấu tự nhiên của đất sét Mịn màng, bóng loáng
Nhiệt độ nung 800℃ – 1100℃ (tùy vào từng loại gốm) 1200°C – 1400°C
Men Có thể tráng men hoặc không Luôn được tráng men, men mỏng, mịn và bóng
Màu sắc Màu tự nhiên của đất hoặc tạo màu bằng oxit kim loại Trắng, có thể trong suốt. Ngoài ra, có thể tráng men màu lên bề mặt sứ
Độ cứng và bền Thấp (dễ vỡ khi va chạm mạnh) Cao (chịu lực tốt và ít bị nứt vỡ)
Độ thẩm thấu nước Cao Thấp (dưới 0.5%)
Trọng lượng Nặng Nhẹ
Ứng dụng Đồ gia dụng, đồ trang trí, vật liệu xây dựng,… Đồ gia dụng, đồ trang trí cao cấp,…
Phương pháp nhận biết Âm thanh khi gõ: Trầm đục

Độ thấu quang: Không cho ánh sáng xuyên qua

Âm thanh khi gõ: Trong và vang dài

Độ thấu quang: Đưa sản phẩm ra ánh sáng mạnh, sứ có thể cho ánh sáng xuyên qua một phần

Làm thế nào để phân biệt gốm và sứ trong thực tế?

Trên thực tế, để nhận biết gốm và sứ bạn sử dụng 4 cách kiểm tra về bề mặt, trọng lượng, âm thanh khi gõ, màu sắc và họa tiết trên sản phẩm.

Các phân biệt gốm và sứ
Cách phân biệt gốm và sứ

1. Quan sát bề mặt sản phẩm

  • Gốm: Bề mặt gốm thường không quá bóng, bạn dễ dàng thấy các lỗ nhỏ li ti do cấu trúc xốp. Đường nét hoa văn trên gốm có thể không đều do bề mặt gốm thô mộc, không nhẵn mịn. 
  • Sứ: Mặt men láng mịn, sáng bóng hơn gốm. Sứ được nung ở nhiệt độ cao hơn nên có cấu trúc đặc, không có lỗ xốp. Họa tiết trên sứ thường sắc nét, rõ ràng, không bị lem hoặc nhòe.

Bề mặt chum gốm mộc mạc, cổ điển, bình hút lộc sứ sáng bóng láng mịn

2. Cảm nhận trọng lượng

  • Gốm thường nặng hơn do kết cấu xương gốm dày dặn. Khi cầm sản phẩm gốm, bạn sẽ cảm thấy trọng lượng nặng tay hơn so với sứ cùng kích thước.
  • Sứ lại nhẹ hơn, nhưng độ bền cao hơn. Bởi các nguyên liệu làm sản phẩm sứ chủ yếu là đất cao lanh và khoáng chất.
Sản phẩm sứ Bát Tràng có trọng lượng nhẹ hơn gốm

3. Thử gõ nhẹ lên sản phẩm

  • Khi gõ nhẹ, gốm tạo ra âm thanh đục, không vang xa, do kết cấu xương gốm hấp thụ âm thanh.
  • Ngược lại, sứ phát ra âm thanh trong và vang, giống tiếng chuông. 
Gõ vào gốm Bát Tràng để phân biệt gốm sứ
Gõ vào sản phẩm để nhận biết âm thanh

4. Kiểm tra màu sắc và họa tiết

  • Họa tiết và màu sắc trên các sản phẩm gốm mang nét mộc mạc, cổ điển. Các họa tiết thường được chế tác thủ công bằng kỹ thuật khắc nổi, vẽ tay,…
  • Trong khi đó, hoa văn trên sứ lại nổi bật với sự tinh xảo và gam màu tươi sáng, rực rỡ. Những họa tiết này được chế tác bằng nhiều phương pháp đa dạng như vẽ tay, đắp nổi, vẽ vàng, hoặc in decal, mang đến vẻ đẹp sang trọng và hiện đại.

Sản phẩm gốm có màu sắc và hoa văn đơn giản, đồ sứ bắt mắt, nổi bật hơn

Lưu ý khi mua sản phẩm gốm và sứ chính hãng Bát Tràng

Dưới đây là 4 lưu ý để bạn mua được sản phẩm gốm và sứ chất lượng:

Lưu ý khi mua sản phẩm gốm và sứ
Lưu ý khi mua sản phẩm gốm và sứ
  • Thương hiệu: Bạn nên mua sản phẩm chính hãng Bát Tràng hoặc các nhà lò, xưởng sản xuất tại Bát Tràng. Nơi đây thường có quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao.
  • Giá cả: Cẩn thận với những sản phẩm có giá quá rẻ vì chúng có thể là hàng nhái hoặc kém chất lượng. Chẳng hàng như mặt hàng gốm sứ Bát Tràng sẽ có mức giá đa dạng từ vài trăm đến vài triệu đồng tùy vào độ tinh xảo của sản phẩm.
  • Mua ở nơi tin cậy: Chọn mua gốm sứ từ trực tiếp tại làng nghề hoặc các đơn vị phân phối chính hãng như Gốm Bát Tràng Việt Nam để tránh rủi ro về chất lượng. 
Website Bát Tràng Việt Nam
Bát Tràng Việt Nam cung cấp gốm sứ chính hãng từ làng gốm Bát Tràng
  • Kiểm tra kỹ sản phẩm: Trước khi mua, bạn nên kiểm tra kỹ sản phẩm để phát hiện các lỗi như nứt, vỡ, men không đều, họa tiết bị lem,… Tham khảo thêm cách nhận biết gốm sứ Bát Tràng thật giả để có thêm kinh nghiệm.