Làng gốm Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam với lịch sử phát triển hơn 600 năm. Trải qua bao thăng trầm, Bát Tràng đã chuyển mình qua 3 giai đoạn hưng thịnh, suy thoái và đổi mới để vươn lên mạnh mẽ như ngày nay.
Từ những sản phẩm gốm sứ mang đậm bản sắc văn hóa Việt, làng nghề đã không ngừng sáng tạo, đổi mới và gắn kết với đời sống hiện đại, vừa bảo tồn truyền thống vừa phát triển kinh tế.
Bài viết sẽ đưa bạn đọc khám phá hành trình lịch sử của làng gốm Bát Tràng và những nỗ lực bảo tồn, phát triển của làng nghề qua từng thời kỳ.
Lịch Sử Làng Gốm Bát Tràng
Hành trình phát triển qua các thời kỳ lịch sử
Xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc – một trong những trung tâm gốm sứ lớn của vùng Bắc Bộ.
Giai đoạn chuyển đổi hành chính quan trọng:
- 1822: Trấn Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc Ninh
- 1831: Chuyển thành tỉnh Bắc Ninh
- Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An
Thời kỳ chia tách hành chính:
- 1862: Chuyển về phủ Thuận Thành
- 1912: Chuyển về phủ Từ Sơn
- Chia thành 3 xã: Giang Cao, Bát Tràng, Kim Quan
Sự kiện hợp nhất quan trọng: Ba xã Bát Tràng, Giang Cao, và Kim Lan được hợp nhất thành xã Quang Minh.
Tái cơ cấu hành chính: Chia xã Quang Minh thành hai đơn vị hành chính mới:
- Xã Quang Minh
- Xã Kim Lan
Mốc lịch sử quan trọng: Quốc hội ban hành Nghị quyết sáp nhập xã Quang Minh vào thành phố Hà Nội.
Quyết định hành chính: Theo Nghị định 78-CP, xã Quang Minh chính thức thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Tái cấu trúc: Xã Quang Minh được chia thành hai xã riêng biệt:
- Xã Bát Tràng
- Xã Kim Lan
Cải tổ hành chính hiện đại: HĐND TP. Hà Nội ban hành Nghị quyết số 30/NQ-HĐND về việc tái cơ cấu các thôn:
- Sáp nhập thôn 2 Giang Cao vào thôn 1 Giang Cao
- Thành lập thôn 2 và 3 Giang Cao mới
- Tái cơ cấu các thôn Bát Tràng
Lịch sử ra đời của làng gốm Bát Tràng như thế nào?
Sự ra đời của làng gốm Bát Tràng hình thành vào khoảng thế kỷ XIV – XV mang nhiều dấu ấn lịch sử. Theo các tài liệu lịch sử ghi chép, đây là thời kỳ cuối nhà Trần, đầu nhà Lê. Đến nay, làng đã có lịch sử hơn 600 năm tồn tại và phát triển.
Đặc biệt, sự ra đời của làng gốm Bát Tràng còn gắn liền với một câu chuyện dân gian được ghi lại trong sử sách. Chuyện bắt nguồn từ việc 3 vị thái học sinh được cử sang Bắc Tống đã học được kỹ thuật làm gốm của người dân Trung Quốc.
Khi trở về nước, họ mang theo những kiến thức này và truyền lại cho người dân Bát Tràng. Kỹ thuật này đã nhanh chóng được tiếp thu và phát triển, tạo nền móng cho sự hình thành và phát triển của làng nghề.
Qua các thế hệ, người dân Bát Tràng không chỉ giữ gìn kỹ thuật làm gốm mà còn sáng tạo ra nhiều loại hoa văn, họa tiết, màu men độc đáo, góp phần mang đậm bản sắc dân tộc nước ta lên các sản phẩm gốm sứ.
Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng trải qua những thời kỳ nào?
Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng qua từng thời kỳ đã trải qua 3 giai đoạn quan trọng, đánh dấu những bước chuyển mình đáng kể trong lịch sử nghề gốm gồm: Giai đoạn hưng thịnh, Thời kỳ suy thoái, Giai đoạn đổi mới và phát triển ngày nay.
-
Giai đoạn hưng thịnh (thế kỷ 15 – 17)
Thời kỳ này được xem là đỉnh cao của làng gốm Bát Tràng. Dưới thời nhà Mạc, chính sách cai trị cởi mở đã thúc đẩy giao thương trong nước, tạo điều kiện cho các sản phẩm gốm Bát Tràng lan tỏa khắp các vùng miền, đặc biệt là trong giới quý tộc, hoàng gia.
Khi các nước Tây Âu và châu Á mở rộng giao thương, đồ gốm Bát Tràng không chỉ phát triển mạnh trong nước mà còn vươn ra thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, nhờ sự suy yếu của các làng gốm Trung Quốc do chính sách cấm buôn bán của nhà Minh.
Vị trí thuận lợi bên bờ sông Hồng đã giúp Bát Tràng trở thành trung tâm xuất khẩu gốm sứ quan trọng của Việt Nam. Gốm sứ Bát Tràng được du nhập sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước Tây Âu.
-
Thời kỳ suy thoái (thế kỷ 18 – 19)
Khi triều Thanh bãi bỏ chính sách cấm vận buôn bán với nước ngoài và thị trường Nhật Bản có sự phát triển vượt bậc, không còn phải đi mua từ nước ngoài. Gốm sứ Bát Tràng đã mất dần thị trường xuất khẩu.
Hơn nữa, chính sách hạn chế ngoại thương của triều Trịnh Nguyễn khiến việc giao thương quốc tế bị thu hẹp, dẫn đến sự suy giảm trong sản xuất và xuất khẩu gốm sứ. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của làng gốm Bát Tràng.
-
Giai đoạn đổi mới và phát triển đến ngày nay
Từ những năm 1960, làng gốm Bát Tràng bước vào giai đoạn hồi sinh với việc thành lập Xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng trong cơ chế hợp tác xã. Các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng nổi tiếng như Trần Độ, Tô Thanh Sơn,… đã góp phần phục hưng nghề gốm.
Sau khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, các hợp tác xã giải thể, thay vào đó là các doanh nghiệp và hộ sản xuất nhỏ lẻ, góp phần làm cho làng gốm Bát Tràng phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm đến nổi tiếng và trung tâm sản xuất gốm sứ hàng đầu cả nước.
Nhờ vào sự thích ứng linh hoạt với thời đại, làng gốm Bát Tràng vẫn tiếp tục duy trì và phát triển, giữ vững truyền thống nhưng không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường hiện đại.
Bên cạnh đó, hiện nay làng gốm Bát Tràng đã bắt kịp nhịp sống hiện đại, sản xuất công nghiệp và mở rộng sản phẩm để đáp ứng thị hiếu của khách hàng.
Các xưởng sản xuất công nghiệp số lượng lớn tại làng gốm Bát Tràng
Từ năm 1990, làng nghề đã chinh phục được thị trường quốc tế. Năm 2002, các nghệ nhân bắt đầu liên kết sản xuất và tiêu thụ thông qua Hiệp hội Gốm sứ Bát Tràng và thương hiệu gốm Bát Tràng chính thức được xây dựng vào năm 2004.
Những giá trị lịch sử và di sản văn hóa làng nghề
Giá trị lịch sử và di sản văn hóa của làng gốm Bát Tràng được thể hiện rõ nét qua hơn 600 năm tồn tại và phát triển, đánh dấu một di sản quý báu không chỉ của nghề gốm mà còn của nền văn hóa Việt Nam.
Từ thời kỳ đầu hình thành, Bát Tràng đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và phát triển nghề gốm ở Việt Nam.
Những hoa văn, họa tiết và kỹ thuật làm gốm đặc trưng của Bát Tràng, như màu men cổ và họa tiết tinh xảo là kết tinh của sự sáng tạo nghệ thuật và các yếu tố lịch sử, những giá trị tâm linh và tinh thần dân tộc sâu sắc.
Làng gốm Bát Tràng cũng là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống qua các thế hệ, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Các sản phẩm gốm sứ của Bát Tràng không chỉ đơn thuần là đồ dùng mà còn là những tác phẩm nghệ thuật mang giá trị văn hóa sâu sắc. Đặc trưng của gốm sứ được truyền từ đời này sang đời khác, tạo nên một di sản văn hóa phong phú và đa dạng.
Gốm sứ Bát Tràng vừa ứng dụng trong đời sống vừa có giá trị nghệ thuật cao
Sự bảo tồn và phát triển làng nghề được thực hiện như thế nào?
Làng gốm Bát Tràng đã duy trì, phát triển qua hàng thế kỷ nhờ vào sự kế thừa các thế hệ nghệ nhân và khả năng đổi mới, thích nghi với nhu cầu của thị trường hiện đại.
Sự kế thừa qua các thế hệ
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vẫn kế thừa những nét đẹp truyền thống, bản sắc của làng nghề Bát Tràng. Cùng với đó là nghiên cứu, sáng tạo của các nghệ nhân, người làm gốm tại Bát Tràng.
Theo bà Phạm Thị Thu Hoài, Phó Bí thư Đảng ủy xã Bát Tràng, các thế hệ nghệ nhân đã đóng góp to lớn trong việc giúp làng nghề chuyển mình mạnh mẽ. Họ chính là những người tiên phong dẫn dắt làng nghề, tiếp tục phát triển trong những điều kiện lịch sử khác nhau.
Lấy gốc vẫn là những chất liệu đất nung từ xưa đến nay. Nhưng những sản phẩm gốm sứ ngày nay đa dạng về về kiểu dáng, kích thước, chủng loại hơn cho các dòng sản phẩm: gốm sứ thờ cúng, gốm sứ gia dụng, gốm sứ trang trí mỹ nghệ và gốm sứ xây dựng.
Bạn đọc tìm hiểu thêm về các dòng sản phẩm Bát Tràng đặc trưng để thấy sự phát triển phong phú các mặt hàng gốm sứ ngày nay.
Hướng đi trong tương lai
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh, các nhà xưởng Bát Tràng đang không ngừng sáng tạo và đa dạng hóa sản phẩm.
Thương hiệu gốm Bát Tràng không chỉ dừng lại ở những sản phẩm truyền thống mà còn mở rộng ra các sản phẩm có tính độc đáo và giá trị nghệ thuật cao. Mỗi sản phẩm đều mang dấu ấn riêng, từ bình dân đến cao cấp, thể hiện sự tỉ mỉ và tâm huyết của người thợ gốm.
Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường
Ngoài ra, làng nghề Bát Tràng còn hướng đến việc kết hợp sản xuất với du lịch để nâng cao giá trị kinh tế. Bằng cách quảng bá sản phẩm, gắn kết với các địa điểm du lịch nổi tiếng và phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ du khách.