Làng gốm Bát Tràng: Vị trí địa lý, diện tích, khí hậu, con người

Làng gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là một địa danh nổi tiếng với nghề làm gốm sứ truyền thống. Với diện tích khoảng 1,65 km² và vị trí địa lý thuận lợi, giúp làng gốm phát triển sản xuất và dễ dàng kết nối, vận chuyển, mua bán sản phẩm.

Vị trí, diện tích, khí hậu làng gốm Bát Tràng
Đặc điểm về vị trí địa lý, diện tích, khí hậu, con người của làng gốm Bát Tràng

Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về vị trí địa lý, khí hậu Bát Tràng và những đặc điểm tác động đến quy trình sản xuất gốm. Cùng với đó sẽ khám phá phẩm chất con người Bát Tràng trong đời sống và phát triển làng nghề.

Làng gốm Bát Tràng ở đâu?

Làng gốm sứ Bát Tràng tọa lạc tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, ven tả ngạn sông Hồng, cách Hồ Hoàn Kiếm chừng 13–15 km về phía đông-nam. Bạn có thể chạy xe máy/ô-tô qua cầu Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy hoặc Thanh Trì dọc theo đê sông Hồng, hoặc đơn giản bắt xe buýt 47A (Long Biên ↔ Bát Tràng) dừng ngay chợ gốm. Đây là làng nghề hơn 700 năm tuổi, nổi tiếng với chợ gốm, trải nghiệm nặn gốm cùng nghệ nhân và những ngôi nhà cổ đậm chất Bắc Bộ.

Theo Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ ngày 1/1/2025, đơn vị hành chính cơ sở Bát Tràng được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Kim Đức; phần lớn diện tích và dân số của các xã Bát Tràng, Đa Tốn; một phần diện tích và dân số của các xã Cự Khối, Thạch Bàn (quận Long Biên), thị trấn Trâu Quỳ và xã Kiêu Kỵ (quận Gia Lâm).

làng gốm bát tràng có Diện tích bao nhiêu?

ang-gom-bat-trang-lich-su-vi-tri-khi-hau-con-nguoi-3
Làng gốm Bát Tràng nằm ngay tả ngạn Sông Hồng

 

Đặc điểm hiện tại

  • Vị trí địa lý: Xã Bát Tràng nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, thuộc quận Gia Lâm, Hà Nội. Địa giới hành chính bao gồm toàn bộ xã Kim Đức, phần lớn xã Bát Tràng và Đa Tốn, cùng một phần của các xã Cự Khối, Thạch Bàn (quận Long Biên), thị trấn Trâu Quỳ và xã Kiêu Kỵ (quận Gia Lâm).

  • Diện tích và dân số: Đơn vị hành chính cơ sở Bát Tràng có diện tích tự nhiên 22,15 km² và dân số 58.652 người.

  • Kinh tế – văn hóa: Bát Tràng tiếp tục là trung tâm làng nghề gốm sứ nổi tiếng, với các thôn Bát Tràng và Giang Cao là hai làng nghề gốm truyền thống. Ngoài ra, khu vực sáp nhập từ các xã khác như Đa Tốn mang lại tiềm năng phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác, kết hợp với du lịch văn hóa.

  • Quản lý hành chính: Trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội được đặt tại trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Bát Tràng. Xã Bát Tràng là một trong 4 đơn vị hành chính cơ sở mới của quận Gia Lâm (gồm Phù Đổng, Bát Tràng, Gia Lâm, Thuận An) sau khi sắp xếp lại 17 đơn vị hành chính cấp xã.

So sánh xã Bát Tràng trước và sau sáp nhập (2025)

Tiêu chí

Trước sáp nhập (trước 1/7/2025)

Sau sáp nhập (từ 1/7/2025)

Tên gọi

Xã Bát Tràng

Xã Bát Tràng (bao gồm Kim Đức, phần lớn Bát Tràng, Đa Tốn, một phần Cự Khối, Thạch Bàn, Trâu Quỳ, Kiêu Kỵ)

Diện tích

Khoảng 1,65 km² (theo Wikipedia, 2022)

22,15 km²

Dân số

Khoảng 8.868 người (năm 2022)

58.652 người

Thôn chính

Bát Tràng, Giang Cao

Bao gồm các thôn từ Kim Đức, Bát Tràng, Đa Tốn, và một phần Cự Khối, Thạch Bàn, Trâu Quỳ, Kiêu Kỵ

Kinh tế

Chủ yếu dựa vào làng nghề gốm sứ và du lịch văn hóa

Mở rộng thêm nông nghiệp, thương mại, dịch vụ từ các xã sáp nhập

Hành chính

Thuộc huyện Gia Lâm

Thuộc Thành Phố Hà Nội,

Khí hậu tại làng gốm Bát Tràng thế nào?

Khí hậu tại làng gốm Bát Tràng chịu ảnh hưởng trực tiếp của đặc điểm khí hậu miền Bắc Việt Nam, với những yếu tố tác động rõ nét đến quy trình sản xuất gốm sứ tại đây.

ang-gom-bat-trang-lich-su-vi-tri-khi-hau-con-nguoi-10
Khí hậu tại Bát Tràng ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều chỉnh sản xuất tùy theo mùa

Đặc điểm khí hậu miền Bắc

Bát Tràng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điển hình của miền Bắc Việt Nam, với bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. 

Mùa hè ở đây thường nóng ẩm, với nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, trong khi mùa đông lại lạnh và khô hơn. Sự biến đổi giữa các mùa có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản xuất của người dân Bát Tràng.

Tác động của khí hậu đến quy trình sản xuất gốm sứ

Khí hậu nhiệt đới gió mùa miền Bắc có ảnh hưởng đáng kể đến các công đoạn sản xuất gốm sứ. Mùa hè có nắng nhưng độ ẩm cao, nên những người thợ gốm Bát Tràng đòi hỏi sự cẩn trọng trong việc phơi khô sản phẩm, tránh tình trạng nứt vỡ do độ ẩm cao. 

Ngược lại, mùa đông lạnh khô có thể giúp quá trình làm khô sản phẩm diễn ra nhanh hơn, nhưng đòi hỏi điều chỉnh nhiệt độ lò nung để đảm bảo sản phẩm không bị co rút quá mức. 

Chính sự thích ứng với điều kiện thời tiết đã giúp nghệ nhân Bát Tràng phát triển các kỹ thuật và kinh nghiệm quý báu, giữ vững chất lượng gốm qua nhiều thế hệ.

Đặc điểm của con người và đời sống tại làng gốm Bát Tràng

Con người Bát Tràng 

Con người Bát Tràng nổi tiếng với sự chăm chỉ, khéo léo và kiên trì – những phẩm chất đã giúp họ giữ vững và phát triển nghề gốm qua hàng trăm năm. 

Trong bài viết Làng có nhiều cái “nhất” của Báo Dân Trí, làng gốm Bát Tràng còn có truyền thống hiếu học, nhiều người giỏi, đỗ đạt, mang kiến thức phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nghề gốm.

ang-gom-bat-trang-lich-su-vi-tri-khi-hau-con-nguoi-2
Con người Bát Tràng chăm chỉ, chịu khó, đỗ đạt nhiều, giúp phát triển khi tế làng nghề

Mỗi gia đình ở đây đều gắn bó sâu sắc với nghề, coi gốm sứ vừa là 1 công việc mưu sinh vừa là niềm tự hào lớn. Đặc biệt, họ luôn tôn trọng và bảo tồn các giá trị truyền thống trong mỗi sản phẩm, tạo nên sự tinh tế và độc đáo cho gốm sứ Bát Tràng.

Đời sống và văn hóa của người dân Bát Tràng 

Đời sống văn hóa của người dân Bát Tràng mang đậm nét truyền thống với những phong tục, tập quán độc đáo gắn liền với nghề gốm.

Các lễ hội như Lễ hội làng gốm Bát Tràng được tổ chức hàng năm là dịp để tôn vinh nghề gốm, tưởng nhớ các vị tổ nghề và cũng là cơ hội để cộng đồng gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất. 

Những hoạt động mang đậm vẻ đẹp văn hóa và thể hiện sự gắn kết của người dân trong đời sống

Những hoạt động triển lãm sản phẩm gốm hay các lễ hội trò chơi dân gian đều thể hiện nét văn hóa đặc sắc và sự gắn kết cộng đồng nơi đây. Ngoài ra, phong tục thờ cúng tổ tiên cũng được duy trì, thể hiện lòng biết ơn và niềm tin vào sự phù trợ cho nghề gốm phát triển.

Sự kế thừa và phát triển của các thế hệ 

Làng gốm Bát Tràng là sự kế thừa và phát triển mạnh mẽ qua nhiều thế hệ. Ngày nay, nhiều người trẻ trong làng đã tiếp nối truyền thống của gia đình và không ngừng sáng tạo, đổi mới để phát triển, làm phong phú hơn các sản phẩm gốm sứ.

Đặc biệt, một số xưởng gốm còn mở lớp dạy nghề gốm cho dân địa phương.

Bên cạnh đó, các chương trình tham quan, du lịch trải nghiệm như du lịch làng gốm Bát Tràng đã thu hút nhiều người yêu thích gốm sứ đến tham quan và tự tay trải nghiệm làm gốm, góp phần thúc đẩy du lịch làng nghề. 

Trải nghiệm tham quan, du lịch và tự tay làm gốm tại Bát Tràng

Những sự đổi mới, phát triển này giúp bảo tồn nghề truyền thống mà còn mở ra những cơ hội mới cho kinh tế và văn hóa của Bát Tràng.

Ý nghĩa của gốm sứ Bát Tràng trong văn hóa Việt

Bên cạnh việc tạo ra nét văn hóa làng nghề truyền thống độc đáo, gốm sứ Bát Tràng còn mang những ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa nước ta như:

y-nghia-gom-su-trong-van-hoa
Ý nghĩa của gốm sứ Bát Tràng trong văn hóa Việt
  • Biểu tượng của văn hóa và tín ngưỡng: Gốm sứ gắn liền với các nghi lễ thờ cúng và phong tục truyền thống, giúp kết nối con người với thế giới tâm linh. 
  • Ứng dụng trong đời sống: Sản phẩm gốm sứ là các vật dụng gia đình quen thuộc, vừa tiện ích, vừa mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian sống:
  • Mang lại giá trị nghệ thuật: Gốm sứ chế tác tinh xảo, sắc nét tạo nên các tác phẩm mang đậm dấu ấn nghệ thuật dân tộc.

Trên đây là toàn bộ phần tổng hợp về vị trí, khí hậu, con người của làng gốm Bát Tràng. Theo dõi thêm các bài viết tại Bát Tràng Việt Nam để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!