Nghề làm gốm Bát Tràng: Xưa và Nay

Nghề làm gốm Bát Tràng với bề dày lịch sử từ thế kỷ 14 – 15 đến nay. Từ khi hình thành làng nghề những người thợ gốm đã tạo ra những dụng cụ, tìm kiếm nguyên liệu, sáng tạo các dòng men để sản xuất và phát triển sản phẩm. 

Đến nay, nghề gốm Bát Tràng đã trải qua nhiều sự thay đổi và cải tiến kỹ thuật chế tác. Họa tiết và màu men trên sản phẩm ngày càng mở rộng, đáp ứng thị hiếu hiện đại. Những người thợ gốm ngày nay cũng được chuyên môn hóa cao hơn, đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong làng nghề.

nghe-lam-gom-bat-trang-xua-va-nay-35
Nghề làm gốm Bát Tràng xưa và nay

Bài viết này sẽ so sánh chi tiết các điểm tương đồng và khác biệt của nghề gốm Bát Tràng xưa và nay. Đồng thời đánh giá cơ hội và thách thức trong tương lai, cũng như định hướng phát triển để nghề gốm tiếp tục phát triển bền vững.

Nghề làm gốm Bát Tràng xưa ra sao?

Nghề làm gốm Bát Tràng đã hình thành và phát triển từ thuở sơ khai nhất. Dưới đây là quá trình hình thành và phát triển nghề làm gốm, màu men và họa tiết trên gốm sứ truyền thống, vai trò của người thợ gốm trong làng nghề thuở bấy giờ:

Quá trình hình thành và phát triển nghề gốm 

Lịch sử làng gốm Bát Tràng đã hình thành và phát triển từ khoảng thế kỷ 14-15, vào cuối thời nhà Trần và đầu nhà Lê. 

ang-gom-bat-trang-lich-su-vi-tri-khi-hau-con-nguoi-4
Làng gốm Bát Tràng đã hình thành và phát triển từ thế kỉ 14-15

Nghề gốm xưa sử dụng nguồn nguyên liệu chính để sản xuất gốm là đất thó (còn gọi là đất sét) và đất cao lanh trắng dẻo để làm đồ sành sứ. Chất đốt để nung lò gốm chủ yếu là củi và than.

nghe-lam-gom-bat-trang-xua-va-nay-19
2 loại đất chính để sản xuất sản phẩm gốm sứ Bát Tràng xưa

Lò nung là cơ sở vật chất đóng vai trò then chốt trong nghề gốm thời bấy giờ. Bên trong lò nung sản phẩm nhiệt độ cao, nhưng người không làm người bên ngoài cảm thấy nóng. Các loại lò thông dụng nhất tại Bát Tràng gồm lò ếch, lò đàn, lò bầu (lò rồng), lò hộp (lò đứng).

nghe-lam-gom-bat-trang-xua-va-nay-20
Lò bầu cổ còn sót lại tại làng gốm Bát Tràng

Chính nhờ những yếu tố thuở sơ khai này đã giúp nghề gốm Bát Tràng tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng và nghệ thuật cao, tồn tại, phát triển qua nhiều thế hệ.

Màu men và họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng truyền thống

Men gốm là bí quyết tinh túy nhất của nghề gốm Bát Tràng. Màu men gốm là sự kết tinh từ quá trình pha trộn và chế biến các nguyên liệu theo đúng tiêu chuẩn để tạo ra những màu men như ý. 

nghe-lam-gom-bat-trang-xua-va-nay-22
Màu men gốm được pha chế theo bí quyết của những nghệ nhân

Trong 6 loại men truyền thống của Bát Tràng, men tro là loại men cổ nhất, mở ra sự phát triển của nhiều dòng men khác như men nâu, men rạn, men trắng ngà, men xanh rêu,… Mỗi dòng men đều mang một nét đặc trưng riêng, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng.

nghe-lam-gom-bat-trang-xua-va-nay-23
6 dòng men truyền thống của làng gốm Bát Tràng

Họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng xưa truyền tải những giá trị văn hóa, tâm linh của con người Việt. Các đề tài trang trí họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng phổ biến là: hình ảnh linh vật như rồng, phượng, hoạt cảnh con người trong đời sống, phong cảnh thiên nhiên, chữ viết như “Vạn”, “Phúc”,…

Các họa tiết thể hiện giá trị văn hóa, tâm linh trong gốm sứ Bát Tràng

Vai trò của những người thợ gốm

Trong nghề làm gốm Bát Tràng xưa, người thợ gốm đóng vai trò trực tiếp tạo ra sản phẩm. Họ thường làm việc cho các chủ lò có xưởng sản xuất, nhưng không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành công việc được giao, những người thợ gốm còn mang trong mình tinh thần trách nhiệm cao với nghề

nghe-lam-gom-bat-trang-xua-va-nay-28
Thợ gốm Bát Tràng là người trực tiếp chế tác ra sản phẩm

Thợ gốm Bát Tràng không ngừng học hỏi, tiếp thu những kỹ thuật mới và sáng tạo ra những sản phẩm gốm sứ độc đáo. Chính sự cần mẫn, kiên trì và tâm huyết của những người thợ đã tạo ra những thế hệ nghệ nhân Bát Tràng đầy xuất sắc, giúp bảo tồn và phát triển nghề gốm.

Tâm huyết của những người thợ gốm đặt vào từng sản phẩm và phát triển văn hóa làng nghề

Nghề làm gốm Bát Tràng ngày nay như thế nào?

Trải qua hàng nghìn năm phát triển, nghề làm gốm Bát Tràng vẫn trường tồn và có nhiều bước tiến xa trong sản xuất. Dưới đây là sự thay đổi kỹ thuật chế tác của nghề làm gốm, họa tiết và màu men trên gốm sứ hiện đại, sự thay đổi của người thợ gốm đối với làng nghề:

Sự thay đổi trong kỹ thuật và công nghệ chế tác

Ngày nay, nghề gốm Bát Tràng đã trải qua nhiều sự thay đổi đáng kể trong kỹ thuật và công nghệ chế tác nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ sản xuất mới. 

Một trong những cải tiến quan trọng nhất là sự thay thế lò nung truyền thống bằng các loại lò hiện đại hơn như lò con thoi (lò gas). Lò nung hiện đại đảm bảo sản phẩm gốm sứ ra lò có màu men đều bóng, bền màu và đạt chất lượng cao hơn.

nghe-lam-gom-bat-trang-xua-va-nay-29
Lò nung hiện đại của làng gốm Bát Tràng ngày nay

Bên cạnh đó, thợ gốm không còn sử dụng phương pháp vuốt tay trên bàn xoay mà thay bằng khuôn đúc, đổ rót,… để tại ra sản phẩm đồng đều, chất lượng. Đặc biệt, lò nung hiện đại được trang bị thiết bị hỏa kế tự động điều chỉnh nhiệt độ, thợ gốm không cần phải thức canh lò như trước đây.

Phương pháp khuôn đúc, đổ rót được áp dụng tại các xưởng gốm hiện nay

Những thay đổi kỹ thuật và công nghệ chế tác giúp các xưởng giảm bớt số lượng nhân công cần thiết, nâng cao năng suất sản xuất, giúp nghề gốm Bát Tràng phát triển bền vững trong thời đại mới.

Họa tiết và màu men trên gốm sứ hiện đại ngày nay

Hoa văn trên gốm sứ hiện đại mang sự phóng khoáng trong cách chế tác, đa dạng đề tài, đáp ứng nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng. Ngoài ra, gốm sứ Bát Tràng ngày nay vẫn có nhiều sản phẩm lưu giữ và phục cổ các họa tiết truyền thống xưa, chế tác tinh xảo và sắc nét hơn. 

Màu men, họa tiết truyền thống xưa được phục cổ và chế tác tinh xảo hơn

Về dòng men, hiện các nghệ nhân Bát Tràng cũng đã sáng tạo nhiều dòng men mới đẹp, có độ bóng cao như men hỏa biến, men trà, men kim sa,… Những dòng men mới này góp phần mang lại vẻ đẹp trang nhã, tinh tế và giá trị nghệ thuật cao cho sản phẩm.

Các nghệ nhân Bát Tràng sáng tạo ra nhiều dòng men mới độc đáo, ấn tượng

Đặc biệt, những thợ gốm Bát Tràng ngày nay còn có khả năng chế tác họa tiết, điều chỉnh màu men theo yêu cầu riêng của khách hàng. Nhờ vậy, sản phẩm mang tính “độc bản”, mang dấu ấn cá nhân, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước.

nghe-lam-gom-bat-trang-xua-va-nay-9
Mai bình họa tiết mã đáo thành công vẽ vàng chế tác riêng theo yêu cầu

Thay đổi về vai trò của thợ gốm Bát Tràng

Ngày nay, vai trò của người thợ gốm Bát Tràng đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Sau khi nước ta cải tạo xã hội chủ nghĩa, các lò gốm truyền thống dần được thay thế bởi các xí nghiệp sản xuất, hợp tác xã, cơ sở sản xuất độc lập, doanh nghiệp, xưởng gốm hiện đại,…

nghe-lam-gom-bat-trang-xua-va-nay-15
Thợ gốm hiện nay làm việc cho các xưởng gốm, doanh nghiệp độc lập

Thợ gốm không còn làm thuê cho chủ lò như ngày xưa mà có cơ hội trở thành chủ xưởng, công nhân hoặc đảm nhiệm các công việc chuyên môn khác trong xí nghiệp. Họ được bố trí công việc theo kỹ năng và chuyên môn, đồng thời hưởng lương và các quyền lợi khác theo quy định. 

Thợ gốm Bát Tràng sẽ đảm nhận các công việc theo đúng chuyên môn

Sự thay đổi này góp phần nâng cao vị thế của người thợ gốm, tạo điều kiện cho họ phát huy tối đa năng lực, tăng năng suất sản xuất của xưởng.

So sánh giữa nghề gốm Bát Tràng xưa và nay

Nghề gốm Bát Tràng trải qua bao thế hệ đã có nhiều sự thay đổi tích cực. Dưới đây là bảng so sánh các điểm tương đồng và khác biệt giữa nghề gốm Bát Tràng xưa và nay:

Nghề gốm Bát Tràng xưa

Nghề gốm Bát Tràng nay

Điểm tương đồng

Đóng vai trò chính trong chế tác và sản xuất sản phẩm. Nhân tố kế thừa và phát triển nghề gốm

Điểm khác biệt Thời gian sản xuất kéo dài 9-20 ngày gồm các công đoạn tạo hình, sửa, làm men, nung lò, dỡ lò Rút ngắn còn 2-7 ngày nhờ làm đồng bộ các công việc khác nhau trong ngày
Các công đoạn không được chuyên môn hóa. 1 người thợ gốm làm được nhiều công đoạn khác nhau, có thể dịch chuyển làm việc khác, làm ở lò khác Các công đoạn được chuyên môn hóa cao. Thợ gốm thường chỉ chuyên về 1-2 công đoạn
Gia đình tự làm men, giữ bí quyết nghề, không chia sẻ ra ngoài Không còn giữ bí quyết nghề hay giấu nghề vì các khâu sản xuất đều đã được phân chia rõ
Năng suất chưa cao, số lượng sản phẩm làm ra ít. Năng suất cao, sản phẩm nhiều, cạnh tranh vì thế ngoài sản xuất còn phải tăng cường quảng cáo, tiếp thị

 

Tương lai của nghề gốm Bát Tràng

Nghề gốm tại Bát Tràng đã có nhiều sự cải tiến tích cực, giúp khẳng định vị thế của các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong tương lai, nghề gốm vẫn có nhiều thách thức cần vượt qua và cần định hướng phát triển tốt.

Thách thức của nghề gốm

Dù nghề gốm tại Bát Tràng đang thu hút được nhiều người quan tâm đến học việc, nhưng việc đào tạo vẫn chỉ dừng lại ở mức hướng dẫn tự phát, thiếu sự bài bản. 

huong-dan-du-lich-lang-nghe-bat-trang-24
Làng gốm Bát Tràng chưa có kế hoạch đào tạo thợ gốm bài bản

Ngoài ra, 1 số nghệ nhân vẫn còn giữ tư tưởng bảo thủ, chưa mạnh dạn đổi mới và cải tiến kỹ thuật, gây cản trở cho sự phát triển của nghề gốm trong bối cảnh hiện đại.

Theo Wikipedia, mật độ dân số tại Bát Tràng khá cao, khoảng 5.374 người/km², dẫn đến thiếu hụt mặt bằng sản xuất và cũng gia tăng sự cạnh tranh nghề gốm trong làng nghề. 

Định hướng phát triển

Để đối mặt với những thách thức, nghề gốm Bát Tràng cần có sự đổi mới và định hướng phát triển rõ ràng.

Việc cập nhật các công nghệ sản xuất tiên tiến trong và ngoài nước là cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.

Xưởng gốm đáp ứng nhu cầu số lượng lớn của thị trường trong và ngoài nước

Đồng thời, cần có kế hoạch đào tạo bài bản, trao truyền nghề cho thế hệ trẻ, đảm bảo duy trì và phát triển nghề gốm qua các thế hệ. 

Việc phát triển du lịch làng nghề cũng là một trong những hướng đi quan trọng, giúp quảng bá rộng rãi thương hiệu gốm sứ Bát Tràng, thu hút nhiều người trẻ muốn học nghề. Từ đó lưu giữ và phát huy giá trị truyền thống quý báu của làng nghề.

huong-dan-du-lich-lang-nghe-bat-trang-21
Phát triển du lịch làng nghề để quảng bá thương hiệu gốm sứ Bát Tràng

Theo dõi Bát Tràng Việt Nam để cập nhật các thông tin về làng gốm Bát Tràng nhé!

Để lại một bình luận