Nghệ nhân Phạm Minh Quang, sinh ngày 14/02/1972 tại Hải Phòng. Ông là 1 trong những nghệ nhân gạo cội của làng gốm Bát Tràng, Hà Nội. Với hơn 34 năm kinh nghiệm, anh đã dành trọn cuộc đời mình để sáng tạo và bảo tồn nghệ thuật gốm truyền thống.
Danh hiệu “Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam”, được trao tặng bởi Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, là sự ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp to lớn của anh trong việc gìn giữ và phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc.
Tâm hồn Việt trong từng tác phẩm của nghệ nhân Phạm Minh Quang
Điểm đặc sắc trong sự nghiệp của nghệ nhân Minh Quang chính là niềm đam mê và sự gắn bó sâu sắc với hình ảnh hoa sen và Phật Giáo trên gốm. Các tác phẩm của anh như bình gốm, tranh gốm, tượng Phật của ông đều toát lên vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết của hoa sen hòa quyện cùng sự tĩnh lặng, giản dị của văn hóa Việt.
Anh lựa chọn hoa sen và phật giáo không chỉ vì giá trị truyền thống mà còn vì đây là nguồn cảm hứng vô tận để sáng tạo.
Trong mỗi tác phẩm, anh gửi gắm những thông điệp ý nghĩa, từ sự hân hoan của sen mùa hè, nét e ấp của nụ sen hồng, đến sự lắng đọng của cánh sen khép lại. Từng đường nét vẽ tay hay chạm khắc đều mang tính độc bản, khó có thể tái tạo hoàn hảo.
Hoa tiết hoa sen độc đáo chế tác trên các tác phẩm gốm Phạm Minh Quang
Hành trình đến với nghề gốm của Phạm Minh Quang như thế nào?
Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Hải Phòng, anh Minh Quang đã bén duyên với nghề gốm từ khi tốt nghiệp cấp 3. Với sự dìu dắt của nghệ nhân ưu tú Vũ Đức Thắng, người nổi tiếng với bộ sưu tập “Chiếc giày gốm Bát Tràng và cuộc dạo chơi cùng văn hóa Ý,” anh đã học hỏi và tiếp thu tinh hoa nghề gốm, từ đó bắt đầu hành trình gắn bó với đất nung và men sứ.
Năm 1990, anh Minh Quang chính thức theo nghề gốm và gây dựng xưởng gốm Minh Quang, nơi chuyên sản xuất các sản phẩm gốm vuốt tay thủ công với chủ đề hoa sen và Phật giáo. Với anh, gốm không chỉ là nghề mà còn là cách để bày tỏ tình yêu với làng quê, đất nước và những giá trị văn hóa truyền thống.
Các tác phẩm của nghệ nhân Phạm Minh Quang hướng đến giá trị truyền thống
Tài năng và phong cách nghệ thuật
Anh Minh Quang nổi tiếng với kỹ thuật khắc trên gốm vuốt tay, một phương pháp chế tác thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao. Các tác phẩm của anh thường sử dụng các dòng men truyền thống của làng gốm Bát Tràng như: men rạn, men ngọc lục bảo, men hoàng thổ, men trắng ngà,…
Đặc biệt, dòng men ngọc lục bảo của anh Minh Quang mang vẻ đẹp rất riêng, rất khác biệt. Tác phẩm được chế tác tinh tế, có chiều sâu, khiến tác phẩm mang sức hút đặc biệt đối với người thưởng thức.
Hoa sen và hình ảnh Phật giáo là nguồn cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm. Bởi với anh hoa sen là biểu tượng của sự thanh tao, thể hiện văn hóa và tín ngưỡng Việt Nam.
Các tác phẩm gốm chủ đề Phật Giáo và Hoa Sen có chiều sâu, sức hút khi ngắm nhìn
Mỗi sản phẩm của anh đều là tác phẩm độc bản, với câu chuyện riêng: hoa sen rực rỡ mùa hè, những nụ sen e ấp chờ nắng, tượng Phật mang vẻ đẹp trầm tĩnh, thanh bình. Sự tinh xảo trong khắc họa và sự sáng tạo không ngừng đã giúp anh tạo nên những tuyệt phẩm vượt thời gian.
Những thành tựu và triển lãm tiêu biểu của nghệ nhân làng nghề Phạm Minh Quang
Nghệ nhân Phạm Minh Quang đồng hành cùng Không Gian Gốm Bát Tràng tại nhiều triễn lãm
Triển lãm “Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng” – Thừa Thiên Huế
Triển lãm trong tuần lễ Đại lễ Phật Đản, giới thiệu các tác phẩm gốm sứ khắc họa Phật giáo như tượng Phật, thạp gốm, bình hoa.
Triển lãm “Lửa thiêng rực sáng sử vàng” – TP. Hồ Chí Minh
Nhân dịp Đại lễ Phật đản và tưởng niệm 60 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức “vị pháp thiêu thân,” nghệ nhân Phạm Minh Quang đã trình bày tượng Bồ Tát Thích Quảng Đức.
Chương trình “Cùng nhau giữ nước” – Hà Nội
Triển lãm tôn vinh vẻ đẹp truyền thống gốm Bát Tràng, bao gồm các tác phẩm bình chóe men hoàng thổ, men tro cổ.
Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” – Nghệ An
Giới thiệu các tác phẩm gốm khắc họa hoa sen và Phật giáo, khẳng định thương hiệu gốm Bát Tràng quốc tế.
Các tác phẩm của nghệ nhân Phạm Minh Quang đã được giới thiệu tại nhiều sự kiện văn hóa lớn trong và ngoài nước, tiêu biểu là:
1. Triển lãm “Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng” – Thừa Thiên Huế (09/05/2022)
Nằm trong tuần lễ Đại lễ Phật Đản tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế, triển lãm đã giới thiệu các tác phẩm khắc họa Phật giáo trên gốm sứ như: tượng Phật, thạp gốm, bình hoa.
Triển lãm nhấn mạnh sự hòa quyện giữa nghệ thuật gốm sứ đương đại với giá trị văn hóa Phật giáo, mang lại nhiều cảm xúc cho người thưởng lãm.
Thạp chum gốm Bát Tràng vuốt tay của anh Phạm Minh Quang
2. Triển lãm “Lửa thiêng rực sáng sử vàng” – TP. Hồ Chí Minh (26/5/2023)
Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 và tưởng niệm 60 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức “vị pháp thiêu thân,” nghệ nhân Phạm Minh Quang đã góp mặt với tác phẩm tượng Bồ Tát Thích Quảng Đức.
Tượng Phật tái hiện hình ảnh Bồ Tát trong khoảnh khắc thiêng liêng, hòa mình cùng ngọn lửa của lòng từ bi và sự hy sinh vì chính pháp. Với sự tinh xảo và chiều sâu trong thiết kế, tượng đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người thưởng lãm.
3. Triển lãm “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” – Thừa Thiên Huế (26/5/2023)
Nằm trong chuỗi hoạt động của Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567, triển lãm do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử và công chúng tham dự.
Tại triển lãm trưng bày một số tác phẩm của các nghệ nhân gốm sứ Bát tràng. Trong đó có tượng Bồ Tát Thích Quảng Đức đang cháy với ngọn lửa từ bi của nghệ nhân Phạm Minh Quang. Tác phẩm là điểm nhấn của triển lãm, góp phần tôn vinh văn hóa Phật giáo trong nghệ thuật gốm sứ Bát Tràng.
4. Chương trình “Cùng nhau giữ nước” – Hà Nội (15/11/2024)
Các tác phẩm gốm Bát Tràng trưng bày trong chương trình “Cùng nhau giữ nước” diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, tháng 11/2024, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Phạm Minh Quang kết hợp cùng Không Gian Gốm Bát Tràng mang tới các tác phẩm bình chóe vuốt tay, bình gốm men tro cổ, bảo bình men lam phủ men tro cổ,… để tôn vinh vẻ đẹp truyền thống kết hợp với lịch sử dân tộc.
Nghệ nhân Phạm Minh Quang sử dụng các kỹ thuật chế tác độc đáo trên các tác phẩm gốm lịch sử
5. Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” – Nghệ An (22-26/11/2024)
Triển lãm “Sắc Màu” được tổ chức tại Nghệ An (22-26/11/2024), nơi anh đã giới thiệu những tuyệt phẩm gốm khắc họa hoa sen và Phật giáo tới đông đảo công chúng và khách quốc tế.
Ngoài ra, các tác phẩm của anh Minh Quang còn được xuất khẩu tới các thị trường lớn như Mỹ, Ý, Anh, góp phần khẳng định thương hiệu gốm Bát Tràng trên trường quốc tế.
Các tác phẩm gốm Bát Tràng thể hiện tinh thần yêu nước, giá trị dân tộc đối với bạn bè quốc tế
Những đóng góp của nghệ nhân Phạm Minh Quang với làng nghề
Hiện tại, xưởng gốm Minh Quang xuất khẩu trung bình 500 sản phẩm/năm đóng góp vào phát triển kinh tế làng nghề. Ngoài ra, xưởng của anh còn là nơi đào tạo nhiều thợ gốm trẻ, nơi mà anh truyền cảm hứng về tình yêu với nghệ thuật gốm sứ và văn hóa truyền thống.
Đối với anh, việc sáng tạo không chỉ dừng lại ở các sản phẩm gốm mà còn là cách để lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới. Anh cùng với các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng luôn mong muốn phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm gốm gần gũi hơn với đời sống người Việt và góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Các dòng tượng Phật, tượng đầu rồng, bình hoa của nghệ nhân Phạm Minh Quang phục vụ đời sống trong trang trí, thờ cúng, làm quà tặng
Chị Hoàng Mai, Giám đốc sáng tạo của sen và gốm, một người đến với gốm Việt chia sẻ rằng: Các tác phẩm của anh Quang luôn mang dấu ấn riêng, được giới doanh nhân và khách hàng khó tính đặc biệt yêu thích. Sự sáng tạo, tài hoa và lòng nhiệt huyết của anh không chỉ mang lại những tác phẩm gốm tuyệt vời mà còn truyền tải năng lượng tích cực, sự bình an và vẻ đẹp tinh hoa của văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Nghệ nhân làng nghề Phạm Minh Quang vừa là người thợ gốm tài năng vừa là sứ giả văn hóa, mang những giá trị truyền thống của gốm Bát Tràng đến với cộng đồng trong nước và quốc tế. Anh là minh chứng sống động cho sự kết hợp giữa tài năng, đam mê và tâm hồn nghệ thuật, xứng đáng là niềm tự hào của làng nghề gốm Bát Tràng.