Nghệ Nhân Nhân Dân Trần Độ

Nghệ nhân Nhân Dân Trần Độ nổi tiếng với những dòng men cổ được phục chế và tác phẩm gốm sứ tinh xảo. Nhờ tài năng và sự sáng tạo của mình, ông đã tạo ra nhiều tác phẩm gốm sứ mang giá trị nghệ thuật cao, góp phần làm rạng danh làng nghề Bát Tràng.

Thân thế, sự nghiệp, thành tựu, đóng góp của Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ
Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết về thân thế, con đường sự nghiệp, thành tựu những đóng góp quan trọng của nghệ nhân Trần Độ trong việc bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống. 

Thân Thế Của Nghệ Nhân Trần Độ

Theo Wikipedia, nghệ nhân Trần Độ (tên khai sinh là Trần Văn Độ) sinh năm 1957. Ông là người gốc tại làng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ
Nghệ nhân Trần Độ (Trần Văn Độ) là người con gốc Bát Tràng

Trần Độ là hậu duệ đời thứ 18 của dòng họ Trần – 1 dòng họ có truyền thống làm gốm lâu đời và nổi tiếng tại Bát Tràng. Sinh ra và lớn lên trong cái nôi của gốm sứ, Trần Độ sớm được tiếp xúc và hun đúc tình yêu với nghề gốm từ khi 10 tuổi.

Nghệ nhân Nhân Dân Trần Độ là 1 trong số nghệ nhân Bát Tràng Việt Nam bỏ nhiều công sức và thời gian để đi tìm lại những kiểu dáng, dòng men gốm cổ từ những thế hệ trước.

Nghệ nhân Trần Độ
Nghệ nhân Trần Độ dành cả tuổi xuân để phục chế và sáng tạo dòng men, kiểu dáng gốm sứ cổ

Đến nay, ông đã sở hữu nhiều tác phẩm, kiệt tác tiêu biểu và đạt nhiều giải thưởng danh giá. Đặc biệt, các tác phẩm gốm của nghệ nhân Trần Độ đã nhiều lần được lựa chọn làm quà tặng ngoại giao của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Gốm Trần Độ nhiều lần được lựa chọn làm quà tặng ngoại giao

Con Đường Sự Nghiệp Của Nghệ Nhân Trần Độ Ra Sao?

Con đường sự nghiệp của nghệ nhân Trần Độ bắt đầu từ 1975 khi ông làm công nhân tại xí nghiệm gốm Bát Tràng kéo dài đến nay, cụ thể như sau:

1975: Trần Độ bắt đầu sự nghiệp bằng công việc công nhân tại một xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng.

1977 – 1982: Ông thực hiện nghĩa vụ quân sự.

1982 – 1989: Sau khi xuất ngũ, ông tiếp tục công tác tại Xí nghiệp sứ Bát Tràng. Sau đó, Trần Độ làm thiết kế tạo mẫu gốm của hợp tác xã Ánh Hồng. Trong thời gian này, ông được cử đi nghiên cứu về gốm sứ ở 6 tỉnh phía Nam.

1989: Trần Độ quyết định mở lò sản xuất gốm sứ theo hướng đi riêng.

  • Giai đoạn đầu: Ông tập trung vào sản xuất đồ gốm sinh hoạt.
  • Giai đoạn sau: Trần Độ dành tâm huyết nghiên cứu và phục dựng men gốm cổ. Phải mất gần 20 năm, ông mới tìm ra bí quyết của nhiều loại men gốm cổ.
Nghệ nhân Trần Độ thời trẻ
Nghệ nhân Trần Độ thời trẻ

1999: Bộ sưu tập 20 sản phẩm gốm của ông được trưng bày tại triển lãm ở đền Vua Lê Thái Tổ (Hà Nội) và gây ấn tượng mạnh với giới nghiên cứu văn hóa.

2004: Ông được giao trọng trách chế tác bình rượu giả cổ triều Lê – Mạc làm quà tặng cho các đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị cấp cao ASEM-5 tại Hà Nội.

2005: Thủ tướng Phan Văn Khải đã chọn lô hàng 219 sản phẩm gốm phục chế cổ vật của Trần Độ làm quà tặng các chính khách quốc tế trong chuyến thăm Mỹ và Canada.

2010: Trần Độ được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

2016: Ông được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân và Công dân ưu tú thủ đô.

Trần Độ được trao tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân
Làng gốm Bát Tràng chúc mừng Trần Độ được phong tặng nghệ nhân nhân dân

2019: Nghệ nhân Trần Độ được vinh danh là Công dân Thủ đô

2020: Trưng bày bộ sưu tập gốm tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 và hiến tặng bộ sưu tập “Ấn triều Nguyễn” cho Trung tâm bảo tồn di tích cung đình Huế.

2024: Tổ chức triển lãm “Biểu tượng rồng qua gốm Trần Độ” Tại Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế.

Triển lãm biểu tượng rồng qua gốm Trần Độ 2024

Hiện nay: Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ vẫn tâm huyết nghiên cứu và sáng tạo ra các sản phẩm gốm sứ nghệ thuật. Ngoài ra, ông còn truyền dạy nghề gốm cho thế hệ sau.

Các tác phẩm tiêu biểu khác:

  • Linh vật thần Kim Quy khổng lồ bằng gốm phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Tượng rùa mừng Thăng Long 1000 năm
Tượng gốm thần Kim Quy khổng lồ của nghệ nhân Trần Độ chế tác
  • Tượng Rồng triều Nguyễn làm quà tặng cho Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – Triều Tiên lần 2 tại Hà Nội.
  • 36 bình gốm sứ Bát Tràng tặng cho Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An.
Nghệ nhân Trần Độ tặng bình gốm cho TP. Hội An
Nghệ nhân Trần Độ tặng 36 bình gốm cho TP. Hội An
  • Tham gia phục hồi nhiều di tích lịch sử, văn hóa như chùa Mễ Sở (Hưng Yên), đền Gióng (Hà Nội), đền Vua Lê, đền Hùng, đền Đô, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, cố đô Huế,…

Những dòng men nghệ nhân gốm Trần Độ đã thành công

Nghệ nhân Trần Độ nổi tiếng với việc phục dựng thành công nhiều dòng men gốm cổ, góp phần gìn giữ di sản gốm sứ Việt Nam. Trong đó, những dòng men nổi bật nhất là: men hoa lam, men độc sắc, men ngọc, men hoa nâu,…

1. Men hoa lam

Nghệ nhân Trần Độ nắm bắt tinh thần gốm hoa lam truyền thống của nước ta, với lối vẽ phóng khoáng và xương gốm ít cao lanh. Khác biệt hoàn toàn với gốm hoa lam Trung Quốc. 

Tác phẩm tiêu biểu: Đĩa gốm hoa lam, Tượng gốm hoa lam, Chân đèn gốm lam xám (tặng di tích Đền Đô thờ 8 đời Vua Lý), Bình gốm hoa lam.

Men gốm hoa lam của nghệ nhân Trần Độ
Dòng men gốm hoa lam của nghệ nhân Trần Độ phục chế

2. Men độc sắc thời Lê Trung Hưng

Tái hiện thành công những đường rạn đặc trưng trên nền men trắng hoặc vàng ngà của gốm thời Lê Trung Hưng. Bên cạnh việc phục dựng, ông còn sáng tạo thêm những mẫu mã mới, bù đắp cho sự thiếu hụt của dòng gốm cổ này.

3. Men ngọc

Men ngọc là dòng men đặc biệt của gốm Bát Tràng Việt Nam vào thế kỷ 14. Trần Độ đã thành công trong việc tái hiện các sắc độ đặc trưng của men ngọc Việt, khác biệt với men ngọc Trung Hoa.

Tác phẩm tiêu biểu: Bình, ấm men ngọc hoa văn khắc chìm dưới men kết hợp đắp nổi

Men ngọc gốm Trần Độ
Các tác phẩm gốm men ngọc của nghệ nhân Trần Độ

4. Men hoa nâu

Men hoa nâu được coi là dòng gốm “đặc sản Việt”, với kỹ thuật cạo men phủ để vẽ nâu lên phần mộc, tạo nên hiệu ứng phối màu độc đáo. Trần Độ đã thể hiện được cái hồn của dòng men này qua các tác phẩm mang phong cách thời Lý – Trần.

Tác phẩm tiêu biểu: Thống gốm hoa nâu (Được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chọn làm quà tặng Thủ tướng Ấn Độ năm 2007), thạp chạm khắc, ấm voi (chọn làm quà tặng phái đoàn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đi thăm Nhật Bản năm 2005)

Men hoa nâu Trần Độ
Những tác phẩm tiêu biểu dòng gốm men hoa nâu

5. Các dòng men khác

Bên cạnh những dòng men truyền thống, nghệ nhân Trần Độ còn thử nghiệm nhiều dòng men mới như men nhiều màu, men lục, men thúy lĩnh, men chảy, men ngà,…

Một số dòng men khác của Trần Độ
Tham khảo 1 số dòng men khác của nghệ nhân nhân dân Trần Độ

Nghệ Nhân Trần Độ Đã Đạt Được Những Thành Tựu Gì Trong Sự Nghiệp?

Nghệ nhân Nhân Dân Trần Độ đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng nể trong sự nghiệp của mình, nổi bật là:

Danh hiệu

Bằng khen danh hiệu nghệ nhân nhân dân của Trần Độ
Danh hiệu nghệ nhân nhân dân được Chủ tịch nước trao cho Trần Độ
  • Nghệ nhân nhân dân (2016): Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký tặng danh hiệu Nghệ Nhân Nhân Dân. Đây là danh hiệu cao quý nhất dành cho người có đóng góp xuất sắc trong gìn giữ và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống.
  • Công dân ưu tú Thủ đô Hà Nội (2016): Danh hiệu này ghi nhận những cống hiến của ông cho sự phát triển của Thủ đô và làng nghề Bát Tràng.
  • Công dân Thủ đô (2019): Ông là Nghệ nhân nhân dân duy nhất của làng gốm Bát Tràng được vinh danh là Công dân Thủ đô.

Giải thưởng

  • Huy chương “Bàn tay vàng” (1990): Do Liên hiệp hợp tác xã Thủ công nghiệp trung ương trao tặng.
  • Giải thưởng Đôi bàn tay vàng (1999): Của Hội Mỹ thuật Đông Dương.
  • Giải thưởng Hà Nội vàng (2002): Do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng cùng Ban tổ chức Hội chợ Doanh nghiệp Việt Nam hướng tới 1000 năm Thăng Long – Hà Nội phong tặng.
  • Giải vàng Ngôi sao Việt Nam: Do Hội Mỹ thuật Việt Nam trao tặng.

Những thành tựu khác

  • Phục dựng thành công hơn 60 loại men gốm cổ: Dòng gốm men cổ Việt Nam như gốm men ngọc (thế kỷ XI), gốm hoa nâu thời Lý, gốm hoa lam thời Mạc, gốm men nhiều màu thời Hậu Lê, thời Nguyễn,…
  • Tác phẩm được trưng bày tại triển lãm: Bộ sưu tập gốm các thời kỳ Đinh – Lê – Lý – Trần đã gây ấn tượng mạnh với giới nghiên cứu văn hóa. Gần đây là triển lãm “Biểu tượng rồng qua gốm Trần Độ” tại Festival Huế 2024.

Triển lãm gốm Trần Độ tại các Festival gần đây

  • Chế tác quà tặng cho các sự kiện quan trọng: Ông đã tạo ra nhiều sản phẩm gốm sứ độc đáo làm quà tặng cho các nguyên thủ quốc gia trong các sự kiện quốc tế quan trọng như: Hội nghị Cấp cao ASEM 5, chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải tới Mỹ và Canada, Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – Triều Tiên lần 2 tại Hà Nội,…

Các Dòng Sản Phẩm Gốm Sứ Phục Vụ Đời Sống

Dưới đây là một số dòng sản phẩm tiêu biểu của nghệ nhân Trần Độ chế tác phục vụ cho đời sống:

  • Bình Hút Lộc Đắp Nổi Vẽ Vàng 24K: Vật phẩm trang trí cao cấp, làm đẹp không gian, mang lại may mắn, sức khỏe và tài lộc cho gia đình.

Sản phẩm bình hút tài lộc đắp nổi vẽ vàng 24k được ưa chuộng

  • Bộ Đồ Thờ Men Ngọc Lục Bảo: Đây là dòng sản phẩm sử dụng lớp men ngọc lục bảo được nghệ nhân Trần Độ phục chế từ thời nhà Lý. Bộ đồ thờ này mang lại vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm cho không gian thờ tự
Bộ đồ thờ men ngọc lục bảo
Bộ đồ thờ men Ngọc Lục Bảo được nghệ nhân Trần Độ phục chế từ thời nhà Lý
  • Bình Gốm Men Ngọc Lục Bảo, Men Hoàng Thổ: Sản phẩm được phủ bài men quý được NNND Trần Độ nghiên cứu và chế tác. Bình gốm thích hợp bày trí, tạo điểm nhấn cho không gian sống.

Bình gốm trang trí men Hoàng Thổ, men Ngọc Lục Bảo sang trọng

  • Tượng Rồng: Tượng Rồng mang giá trị trang trí cao và là món quà tặng ý nghĩa. Sản phẩm được sử dụng làm vật trưng bày phong thuỷ đem đến sự quyền lực và uy quyền cho gia chủ.

Tượng rồng gốm chế tác tinh xảo, thể hiện quyền uy

Vai Trò Của Nghệ Nhân Trần Độ Trong Việc Gìn Giữ Và Phát Triển Nghề Gốm Truyền Thống?

Nghệ nhân Trần Độ đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển nghề gốm. Bên cạnh phục chế các dòng men, ông còn không ngừng sáng tạo, chế tác ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. 

Một số dòng sản phẩm được nhiều người yêu thích hiện nay phải kể đến: Bộ đồ thờ men ngọc lục bảo, bình hút lộc vẽ vàng, bình gốm men Hoàng Thổ,…

Đặc biệt, các tác phẩm của Trần Độ được sử dụng làm quà tặng cho các chính khách quốc tế, góp phần quảng bá gốm Bát Tràng ra thế giới.

Nghệ nhân nhân dân Trần Độ đã tâm huyết đào tạo hơn 200 học viên, truyền dạy bí quyết nghề gốm. Trong đó có nhiều người trở thành nghệ nhân giỏi, tiếp nối và phát triển nghề gốm Bát Tràng.